TPCN nào ngừa và hỗ trợ điều trị cảm lạnh?

Một số loại thực phẩm chức năng giúp phòng ngừa và giảm triệu chứng cảm lạnh

Vitamin C phòng ngừa cảm lạnh đúng hay sai?

Ngừa cảm lạnh bằng "vitamin zzZ..."

Photo: 5 lầm tưởng tai hại về cảm lạnh mùa đông

Vitamin ngừa cảm lạnh ở người cao tuổi

Health+ đã gửi câu hỏi của bạn cho ConsumerLab.com – một công ty kiểm định thực phẩm chức năng uy tín tại New York, Mỹ. Các chuyên gia ConsumerLab.com trả lời như sau:

Một số chất bổ sung có thể làm giảm nguy cơ cảm lạnh hoặc mức độ nghiêm trọng của cảm lạnh, bao gồm:

- Kẽm có thể trực tiếp giết chết virus cảm lạnh. Đặc biệt, viên kẽm dạng ngậm có thể làm giảm đáng kể thời gian và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng cảm lạnh. Tuy nhiên, bổ sung kẽm phải được thực hiện đúng cách với liều lượng chính xác theo hướng dẫn của bác sỹ, không nên dùng lâu hơn một tuần bởi bạn có thể bị dư thừa kẽm. 

- Probiotics: Người trưởng thành khỏe mạnh, sử dụng kết hợp các chế phẩm sinh học probiotics (lợi khuẩn đường ruột) trong ba tháng có thể giảm 12% nguy cơ cảm lạnh so với giả dược. Các chế phẩm sinh học cũng làm giảm thời gian cảm lạnh.

- Vitamin C: Trừ khi bạn bị thiếu vitamin C, không có nhiều bằng chứng cho thấy loại vitamin này giúp ngăn ngừa cảm lạnh. Tuy nhiên, vitamin C có thể giảm mức độ nghiêm trọng của cảm lạnh nếu được bổ sung đầy đủ trong mùa lạnh.

- Cúc dại (echinacea): Loại thảo dược này có thể làm giảm nguy cơ cảm lạnh, không giúp giảm triệu chứng. Một nghiên cứu lớn trên loại thực phẩm chức năng echinacea dạng lỏng cho thấy nếu uống 5 lần mỗi ngày trong thời gian bị cảm lạnh, bạn sẽ giảm được liều lượng thuốc giảm đau (chẳng hạn aspirin) để chữa cảm lạnh.

- Xuyên tâm liên (Andrographis, tên khoa học là Andrographis paniculata, đôi khi được gọi là "echinacea Ấn Độ") đã được chứng minh qua một số nghiên cứu lâm sàng là có thể giúp ngăn ngừa cảm lạnh và các triệu chứng cảm lạnh như đau tai, mất ngủ, chảy nước mũi và đau họng. Phần lớn các nghiên cứu về thảo dược này được tiến hành trên sản phẩm TPCN mang nhãn hiệu Kan Jang của Viện Thảo dược Thụy Điển, thành phần chính là Xuyên tâm liên và nhân sâm Siberian. Xuyên tâm liên được coi là an toàn và dung nạp tốt, tuy nhiên, thảo dược này có thể không phù hợp với người mắc bệnh tự miễn hoặc bệnh túi mật.

- Vitamin D: Bổ sung vitamin D có thể làm giảm sự xuất hiện của cảm lạnh và nhiễm trùng đường hô hấp trên. Tuy nhiên, hiệu quả chỉ nhìn thấy ở những người bị thiếu vitamin D. 

- DHA omega-3: Đối với phụ nữ mang thai và cho con bú, bổ sung 400mg  DHA mỗi ngày từ cá hoặc viên dầu cá có thể làm giảm nguy cơ cảm lạnh cho trẻ. Tuy nhiên, hiệu quả chỉ nhìn thấy được ở những phụ nữ có nồng độ DHA thấp. 

- NAC (N-acetyl-cysteine) có thể làm giảm tần số mắc viêm phế quản mạn tính. 

- Tỏi: Bổ sung tỏi hàng ngày trong suốt mùa đông giúp giảm nguy cơ bị cảm lạnh (hơn 60%) và thời gian hồi phục khi bị cảm lạnh giảm xuống 1 ngày.

- Glutathione là một chất chống oxy hóa được sản xuất tự nhiên trong gan, đóng vai trò quan trọng đối với chức năng của hệ  miễn dịch. Bổ sung glutathione giúp tăng cường cải thiện hệ miễn dịch và phòng ngừa cảm lạnh. 

- Melatonin giúp tăng cường hệ miễn dịch và cải thiện chất lượng giấc ngủ khi bạn bị cảm lạnh. Bằng chứng rất sơ bộ cho thấy melatonin có đặc tính kháng virus, mặc dù điều này chưa được chứng minh qua nghiên cứu lâm sàng. 

- Bromelain làm giảm viêm mũi và cải thiện tình trạng khó thở ở những người bị viêm xoang.

Có thể thấy rằng rất nhiều chất bổ sung có thể giúp phòng ngừa, giảm triệu chứng cảm lạnh và giúp bạn khỏi bệnh nhanh hơn. Tuy nhiên, tùy vào đặc điểm từng người sẽ phù hợp với một vài loại nhất định. Trước khi dùng bất kỳ loại thực phẩm chức năng nào để phòng ngừa cảm lạnh, bạn nên hỏi ý kiến bác sỹ để đảm bảo nó an toàn và hiệu quả.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!

**ConsumerLab.com là một công ty có trụ sở tại White Plains (New York, Mỹ), được thành lập vào năm 1999 bởi Tod Cooperman. ConsumerLab.com hoạt động nhằm mục đích “Xác định các sản phẩm sức khỏe và dinh dưỡng có chất lượng tốt nhất thông qua kiểm nghiệm độc lập”.

Trong lĩnh vực thực phẩm chức năng, ConsumerLab.com tiến hành thử nghiệm các sản phẩm có mặt trên thị trường và lấy doanh thu từ việc công bố kết quả trên ấn phẩm trực tuyến. Có tem của ConsumerLab.com trên nhãn là một trong những tiêu chí để nhận diện sản phẩm TPCN an toàn, hiệu quả.

Tuệ Nhi H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Thực phẩm chức năng