Phụ nữ mang thai bị hen suyễn sẽ rất nguy hiểm vì có thể gây thiếu oxy cho thai nhi
Người bị hen phế quản nên ăn uống thế nào?
Kiểm soát cơn hen bằng phương pháp tập thể dục
Thời tiết chuyển mùa: Đề phòng hen phế quản tái phát
Những sai lầm khi điều trị hen
Theo TS. BS. Chu Thị Hạnh - Phó Giám đốc Trung tâm Hô Hấp, BV Bạch Mai, Hà Nội, cho biết:
Chào bạn!
Hen suyễn là bệnh viêm mạn tính đường dẫn khí (phế quản). Viêm mạn tính đi kèm với sự quá nhạy cảm của đường dẫn khí là nguyên nhân các cơn suyễn tái đi tái lại. Triệu chứng của bệnh: Khò khè, khó thở, nặng ngực và ho thường xảy ra vào ban đêm hay sáng sớm.
Thông thường, những người bị hen suyễn ở mức độ nhẹ không gây ảnh hưởng quá nhiều đối với thai nhi. Còn những thai phụ bị bệnh ở mức độ trung bình hoặc nặng hơn thì nguy cơ gây ra chứng thiếu ôxy trong thai nhi cao hơn. Vào những lúc lên cơn hen, do hô hấp khó khăn sẽ xảy ra hàng loạt triệu chứng thiếu ôxy, có thể dẫn đến không đủ oxy cung cấp và gây trở ngại cho sự phát triển của thai nhi. Đặc biệt phụ nữ mắc bệnh hen suyễn mạn tính, chức năng phổi bị tổn hại nghiêm trọng, do vậy thai phụ sẽ rất khó khăn trong thời thai nghén và mang thai. Theo đó, số lượng thai chết khi vừa chào đời cũng nhiều hơn. Ngoài ra, hen suyễn còn là nguyên nhân gián tiếp của các bệnh khác như: Tăng huyết áp, âm đạo chảy máu, nôn ói...
Các thuốc điều trị bệnh hen cho phụ nữ mang thai thường ở dạng xịt, hít tác dụng tại phổi nên sẽ hạn chế được sự ảnh hưởng tới thai nhi. Bà bầu tuân thủ tốt điều trị dự phòng và không bỏ thuốc giữa chừng thì việc mang thai và sinh con vẫn hoàn toàn bình thường và khỏe mạnh.
Khi đã mang thai, thai phụ cần đi khám thai đầy đủ, tuân theo sự tư vấn, hướng dẫn điều trị của bác sỹ chuyên khoa. Từ tháng thứ 7 của thai kỳ, phụ nữ có thai cần được theo dõi thường xuyên ở cơ sở y tế vì thai lúc này đã to, nhu cầu oxy cũng tăng lên.
Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!
Bình luận của bạn