Thời tiết chuyển mùa: Đề phòng hen phế quản tái phát

Khi hen phế quản đã được kiểm soát, người bệnh nên khám định kỳ 1 - 3 tháng/1 lần

Hen phế quản và cách xử lý tại nhà

Miễn phí khám, tư vấn và cấp phát thuốc cho bệnh nhân hen phế quản tại Bạch Mai

Việt Nam: Khoảng 4 triệu người Việt Nam hen phế quản

Bệnh hen phế quản – nhìn từ góc độ Đông Y

Hen phế quản – tăng đột biến trong thời tiết giao mùa

Hen phế quản ở trẻ là bệnh lý mạn tính của đường hô hấp. Đây là tình trạng các tiểu phế quản bị hẹp do viêm mạn tính gây co thắt các cơ ở thành phế quản, làm sưng và phù lớp niêm mạc phế quản, đồng thời tiết nhiều chất nhầy trong lòng các phế quản gây khó thở.

Khi thời tiết giao mùa, sự chênh lệch lớn giữa ngày và đêm là thời điểm số trẻ nhập viện vì hen phế quản tăng đột biến. Kiểu thời tiết này tạo điều kiện thuận lợi cho virus, vi khuẩn phát triển, gây bệnh ở trẻ nhỏ vốn khó thích nghi. Bệnh hen phế quản ở trẻ thường ở thể nhẹ, chỉ có khoảng 5% bị hen phế quản nặng và kéo dài. Các cơn hen thường diễn ra vào lúc nửa đêm về sáng.

Trẻ bị hen suyễn thường khó thở khi gắng sức

Xử trí thế nào khi trẻ lên cơn hen?

Khi trẻ lên cơn hen, cần cho trẻ ra chỗ thoáng khí, không khí trong lành; Cho trẻ uống nhiều nước hoặc hít hơi nước làm đờm loãng ra sẽ dễ thở hơn.

Nếu cơn hen nhẹ, cho trẻ dùng các thuốc giãn phế quản. Các thuốc này có thể dùng ở dạng khí dung, bình xịt, thuốc dạng viên hoặc siro. Liều lượng thuốc dùng tùy theo lứa tuổi và cân nặng của trẻ, theo chỉ định của bác sỹ. Nếu trẻ lên cơn hen nặng, phải cho trẻ dùng thuốc giãn phế quản tác dụng nhanh khi dùng hoặc xịt theo chỉ dẫn của bác sỹ và phải đưa trẻ đến bác sỹ chuyên khoa ngay.

Theo BS Nguyễn Văn Đoàn - Giám đốc Trung tâm Dị ứng và Miễn dịch lâm sàng, Bệnh viện Bạch Mai: "Bệnh hen rất nguy hiểm, tuy nhiên, rất nhiều bệnh nhân lại lơ là. Họ thường cho là bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng trên thực tế lại có. Bởi vì, chỉ sau vài phút không thở được bệnh nhân có thể tử vong. Hen phế quản mạn tính thường tiến triển từng đợt cấp khi có nhiễm trùng hô hấp, sau mỗi đợt, bệnh diễn biến nặng hơn và nguy hiểm hơn. Hen phế quản ở trẻ có thể dẫn đến xẹp phổi, giãn phế nang, tràn khí màng phổi, suy hô hấp, thậm chí ngưng hô hấp kèm theo tổn thương não… Do vậy, để tránh những biến chứng nguy hiểm do hen phế quản gây ra, việc phòng ngừa và xử trí kịp thời khi trẻ lên cơn là vô cùng quan trọng".

Cha mẹ không nên cho trẻ tiếp xúc với các yếu tố kích thích cơn hen như lông động vật

Phòng bệnh hen phế quản cho trẻ

Khi nghi ngờ trẻ bị hen phế quản, cha mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sỹ để khám bệnh và có hướng điều trị phù hợp. Hiện nay, đã có thuốc điều trị đặc hiệu cắt cơn hen và thuốc điều trị dự phòng cho bệnh nhân hen. Tuy nhiên, dùng loại thuốc nào có lợi cho người bệnh cần có chỉ định của bác sỹ khám bệnh, cha mẹ không nên tự mua thuốc điều trị cho con. Để ngăn ngừa bệnh hen phế quản, trẻ cần được uống các loại thuốc có tác dụng chống viêm đường hô hấp, nguyên nhân chính gây nên những cơn hen.

Nên tránh cho trẻ tiếp xúc với các yếu tố kích thích cơn hen như: Phấn hoa, bụi, khói, lông động vật... Tránh để trẻ bị nhiễm lạnh, nhất là những hôm thời tiết thay đổi thất thường, nhất là đang nóng lại trở lạnh đột ngột. Chú ý đề phòng và chữa sớm những nhiễm khuẩn hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi, viêm mũi họng... Những bệnh nhiễm khuẩn này thường làm cơn hen tái phát.

Cần cho trẻ tránh xa khói thuốc lá, nếu người lớn hút thuốc trong nhà sẽ khiến tình trạng hen của trẻ em nghiêm trọng hơn. Cẩn thận với thức ăn hàng ngày, qua nghiên cứu thực tế cho thấy: Sữa, trứng và thức ăn nhanh là những món ăn thường gây nên cơn hen. Đồng thời tránh dùng các loại thuốc xịt như nước hoa xịt phòng, thuốc xịt muỗi, côn trùng...

Khi bệnh hen phế quản đã được kiểm soát, người bệnh nên khám bệnh định kỳ, khoảng từ 1 – 3 tháng/lần. Tuy vậy, khi trẻ không đáp ứng với thuốc, khó thở tăng lên, bệnh diễn biến nặng lên cần tái khám ngay hoặc gọi điện thông báo cho bác sỹ để được tư vấn hướng xử trí kịp thời.

Ngoài sử dụng thuốc, cha mẹ có thể phòng hen phế quản cho trẻ bằng các loại thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ thảo dược. Thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị bệnh hen có tác dụng phòng ngừa cơn hen tái phát, nhờ cơ chế tác động tận gốc nguyên nhân gây bệnh theo nguyên lý của y học cổ truyền nên hiệu quả cao trong điều trị, lại an toàn và không có tác dụng phụ, không gây nhờn thuốc.

Thanh Tú H + (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ