Phát hiện dấu tích miệng núi lửa cổ ở vùng biển Quảng Ngãi

Dấu tích miệng núi lửa vừa được các nhà khoa học phát hiện ở vùng gần bờ Ba Làng An (xã Bình Châu, huyện Bình Sơn). Ảnh: Công ty CP Đoàn Ánh Dương

Cận cảnh hang động dài nhất Đông Nam Á tại Đắk Nông

Quảng Bình: Phát hiện thêm 39 hang động mới ở Phong Nha

Hàng đông lạnh Trung Quốc: đủ chứng nhận vẫn đầy chất cấm

Tràng An nhận bằng di sản hỗn hợp đầu tiên ở Đông Nam Á

Thạc sỹ Nguyễn Tuấn Lâm - chuyên gia khảo cổ di sản văn hóa dưới nước, cho biết, miệng núi lửa cổ rộng khoảng 30m. Ở đây, hệ địa hình sinh thái trải rộng ra khu vực xung quanh với nhiều bãi đất bazan, cột đá balat trông khá độc đáo.

"So sánh về cấu tạo địa chất, bước đầu giới nghiên cứu xác định đảo Lý Sơn - Bình Châu cùng địa hình, địa mạo sinh thái phong phú, tuyệt đẹp trải rộng khoảng 40km2 từ nhiều đợt phun trào núi lửa. Đợt phun trào có niên đại sớm nhất cách nay khoảng 6 triệu năm và muộn nhất khoảng 3.000 năm trước", ông Lâm nói.

Dịp này các nhà khoa học cũng tìm thấy dấu tích của những đợt phun trào núi lửa khác nhau ở trên đỉnh núi lửa Giếng Tiền, Thới Lới (đảo Lớn) và khu vực bãi Sau (đảo Bé), huyện đảo Lý Sơn.

Bên trong miệng núi lửa cổ vừa phát hiện ở Ba Làng An chứa đầy rong rêu, cỏ biển. Ảnh: Công ty CP Đoàn Ánh Dương.

Tiến sỹ Phạm Quốc Quân - Ủy viên Hội đồng Di sản Văn hóa Quốc gia, cho hay, sau nhiều ngày khảo sát, các chuyên gia nhận định địa chất kiến tạo từ hoạt động núi lửa Bình Châu và đảo Lý Sơn có mối quan hệ với nhau. Tập tục, tín ngưỡng thờ cúng, sản xuất, nghề đi biển của cư dân, khai quật di tích khảo cổ ở hai địa phương này có nhiều nét tương đồng...

Theo ông Quân, việc phát hiện dấu tích miệng núi lửa đã tạo nên nét đặc biệt hiếm có ở vùng biển đảo Việt Nam. Di tích về địa chất nơi đây xứng đáng được đề xuất UNESCO công nhận là công viên địa chất toàn cầu. 

Hiện, tỉnh Quảng Ngãi đã cho phép Sở Văn hóa thể thao và Du lịch phối hợp với Công ty Đoàn Ánh Dương mời các chuyên gia hoàn chỉnh hồ sơ di tích tàu cổ đắm ở vùng biển Bình Châu trình Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích cấp quốc gia; Trình Chính phủ xếp hạng quần thể di tích văn hóa lịch sử huyện đảo Lý Sơn trở thành di tích cấp quốc gia đặc biệt. 

Bãi đá bên bờ biển, dấu tích của hoạt động núi lửa ở xã đảo An Bình (đảo Bé), huyện đảo Lý Sơn. Ảnh: Trí Tín.

Trước đó, hồi tháng 10/2014, nhóm thợ lặn cùng một số nhà khảo cổ cũng phát hiện vòm đá có nhiều loài san hô đẹp sống ký sinh, cách mặt nước khoảng 6m uốn cong hình vòng cung và kéo dài khoảng 20m. Vòm đá nằm gần sát bờ biển xã An Bình, huyện đảo Lý Sơn. Các chuyên gia nhận định, đây là dấu tích dung nham từ hoạt động phun trào núi lửa khi gặp nước biển đông cứng lại, tạo nên vòm đá kỳ vĩ này. 

Kết quả nghiên cứu của Viện Khảo cổ học Việt Nam cho thấy, huyện đảo Lý Sơn được hình thành do tàn tích của hoạt động phun trào của núi lửa cách nay hàng triệu năm. Hòn đảo tiền tiêu này có địa hình núi lửa chiếm 70% diện tích. Trong đó có nhiều di tích được tạo ra từ hoạt động phun trào dung nham của núi lửa như Hang Câu, chùa Hang, chùa Đục, cổng tò vò... có giá trị lớn để làm du lịch.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Xã hội