Chị Hà Minh Hương (chủ quán bia trên đường Láng, Hà Nội) cho biết mấy ngày nay chị theo dõi trên báo chí và trên truyền hình được biết Bộ Y tế đang soạn thảo dự luật cấm mua bán rượu bia sau 22 giờvà quán bia của chị lại nằm trong danh mục những địa điểm cấm bán rượu bia từ 22 giờđến 6 giờsáng. "Khách hàng của chúng tôi thường ăn uống đông từ 20h đến 23h thậm chí có hôm đến 1h sáng. Chẳng lẽ khi khách đang uống rượu, bia chúng tôi lại đuổi khách ra? Hay đi thu dọn hết chỗ bia rượu đang còn thừa trên bàn? Thậm chí có những bàn khách VIP họ bàn bạc công việc đến khuya, có một vài chén rượu mình cũng không bán cho họ. Nếu dự luật này quá ép buộc chúng tôi đành phải thực hiện theo nhưng chỉ e công việc kinh doanh không còn thuận lợi nữa".
Việc uống rượu bia của người dân Việt Nam từ lâu đã trở thành "thói quen" và rất khó để có thể sửa đổi
Cũng trong tâm trạng lo lắng như chị Hương, anh Phúc Đông (quản lý cửa hàng Bia Hà Nội trên đường Lý Thái Tổ, Hà Nội) cho hay: Hiện nay, các dãy quán Bia Hà Nội của anh khá đông khách, lượng khách từ Việt Nam cho tới nước ngoài vào quán đông nhất tầm 9-12 giờđêm. Các khách nước ngoài và cả Việt Nam đều muốn uống bia để nhâm nhi bàn chuyện hoặc xem bóng đá... Nếu dự thảo luật đưa vào thực tế sẽ gây khó khăn cho việc kinh doanh.
Đồng thời, theoanh Đông, Bộ Y tế nói sẽ thu hồi Giấy phép kinh doanh của những tụ điểm đã bị nhắc nhở. "Nhưng chúng tôi là làm nghề dịch vụ, đâu có thể từ chối khách hàng mãi được, nếu bị thu hồi Giấy phép kinh doanh thì chúng tôi đành phải "nhờ cậy" để xin lại chứ tôi nghĩ là khó có thể từ chối khách hàng quá nhiều. Luật đưa ra là để đảm bảo tính mạng cũng như cuộc sống của người dân, nhưng cũng phải tính đến việc kinh doanh buôn bán của các cửa hàng. Nếu làm chặt chẽ thì phải có giải pháp cụ thể cho từng trường hợp, từng địa điểm, còn không thì sẽ khó có thể thực hiện vì tâm lý người dân chúng ta thường hay "lách luật". Vì vậy, nếu không làm chặt chẽ và có hướng giải pháp ngay từ đầu tôi chỉ e dự luật này sớm bị quên lãng giống như việc cấm hút thuốc lá tại nơi công cộng trước đây của Bộ", anh Đông khẳng định.
Với dự thảo đang nằm trên giấy chưa áp dụng vào thực tế, nhưng với một bộ máy của ngành Y tế, người dân đang tự đặt ra câu hỏi: Cơ quan nào sẽ chịu trách nhiệm đi kiểm tra, giám sát các tụ điểm có trong danh mục cấm? Liệu có hay không sự "lách luật" hay "xin luật" trong vấn đề kiểm tra hành chính hay không? Hay chỉ là tìm một vài tụ điểm phạt nặng để tuyên truyền rồi đâu lại vào đấy?
"Ở những thành phố lớn, có đến hàng trăm ngàn quán bia với đủ mọi thành phần người dân cùng sử dụng. Các thành phần người đến các quán bia từ người có chức quyền hay những người lao động đều uống tại quán để vui vẻ hay bàn công việc. Vậy nên, khi đưa ra dự thảo Bộ Y tế cũng nên tính đến việc chính những người trong công tác hành chính nhà nước cũng sử dụng rượu bia và chính bản thân họ chính là người "lách luật" nhiều nhất cùng với bạn bè", anh Hoàng Xuân Thành kỹ sư xây dựng công ty Cicenco cho hay.
Dự luật cấm rượu bia sau 22h của Bộ Y tế có thật sự sẽ được thực hiện hay sớm đi vào quên lãng?
Ngược lại, chị Mai Thị Hoa có chồng là cán bộ tín dụng của một ngân hàng nhà nước cho rằng: "Tôi thì luôn ủng hộ việc cấm bia rượu của Bộ Y tế để các ông bớt uống lại đi. Nhưng thiết nghĩ nếu luật đưa ra, các ông ấy kéo bạn bè về nhà nhậu nhẹt và nhậu xong thì mỗi người về một hướng, như vậy cũng khá nguy hiểm. Chưa kể đến việc đôi khi có những công việc phải bàn bạc, ký tá hợp đồng phải tại quán nhậu, thì lúc đó mới ổn được. Chứ ở nhà các ông ấy không được tự nhiên lại dẫn đến hỏng việc thì cũng khó. Tôi thấy dự luật nên tính thêm thời gian hoặc ít ra phạt những tụ điểm gây ồn ào, mất trật tự từ 23 giờthì hợp lý hơn. Bên cạnh đấy, cần tuyên truyền ý thức người dân hơn là ban hành dự luật vì đôi khi dự luật chỉ là ép buộc còn ý thức người dân thực hiện mới là vấn đề quan trọng".
Việc một chính sách nào đó không thể đi vào cuộc sống đã cho thấy một thực tế: có sự quan liêu, xa cách nhu cầu của cuộc sống, thậm chí có biểu hiện của việc thích ra mệnh lệnh trong quá trình làm chính sách của các cơ quan nhà nước. Điều này không chỉ làm ảnh hưởng đến hiệu lực của pháp luật mà còn ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của nhà nước.
Chỉ mong sao dự thảo luật cấm rượu bia của Bộ Y tế không sớm rơi vào quên lãng và vô ích như việc cấm hút thuốc lá ở những nơi công cộng mà không thực hiện được trước đây.
Bình luận của bạn