Ra mồ hôi nhiều thì phải làm sao?

Có cách nào chữa dứt điểm tăng tiết mồ hôi?

Mồ hôi vùng nách: Trị dứt điểm cách nào?

Tự ti giao tiếp vì bệnh tăng tiết mồ hôi

Thuốc nào chữa bệnh ra mồ hôi tay chân?

Hormone giúp giảm cân không đổ mồ hôi

TS.BS Manny Alvarez - Trưởng bộ môn Sản phụ khoa và Khoa học sinh sản tại Trung tâm Y khoa, Đại học Hackensack (Mỹ), trả lời:

Có rất nhiều người cũng bị mồ hôi làm cho phiền muộn như bạn. Tình trạng này gọi là chứng tăng tiết mồ hôi (hyperhidrosis).

Chứng tăng tiết mồ hôi có thể được điều trị bằng một số phương pháp sau:

- Thuốc chống ra mồ hôi không theo toa, có chứa nhôm chloride.

- Thuốc uống và thuốc bôi ngoài da.

- Liệu pháp ion hóa (Ionophoresis) giảm tiết mồ hôi bằng cách tắt tuyến mồ hôi, mỗi phiên điều trị kéo dài khoảng 10 – 20 phút. Liệu pháp này có thể áp dụng được tại nhà.

- Tiêm Botox làm tê liệt tuyến mồ hôi.

- Phẫu thuật cắt bỏ tuyến mồ hôi (trong trường hợp nghiêm trọng).

Bạn nên tham khảo ý kiến bác sỹ để xác định được phương pháp điều trị tốt nhất.

TS.BS Manny Alvarez là Trưởng ban biên tập Chuyên mục Sức khỏe của hãng tin Foxnews (Mỹ).

Ông cũng đảm nhiệm vai trò là Trưởng bộ môn Sản phụ khoa và Khoa học sinh sản tại Trung tâm Y khoa, Đại học Hackensack (Mỹ) từ năm 1996. Ngoài ra, ông còn tham gia giảng dạy tại Đại học Y New York.

TS.BS Manny là thành viên tích cực của Hội Chăm sóc trước sinh, Viện Siêu âm Hoa Kỳ, Hội Truyền máu và Cấy ghép tủy…

Năm 2004, TS.BS Manny được nhận danh hiệu “Man of the year” (Người đàn ông của năm) do New Jersey SEEDS – một tổ chức giáo dục – bình chọn.
Kim Chi H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị