Mồ hôi vùng nách: Trị dứt điểm cách nào?

Mồ hôi vùng nách gây ra cảm giác mặc cảm, tự ti trong giao tiếp

Điều cần biết về chứng đổ mồ hôi đêm

Đổ mồ hôi về đêm là bệnh gì?

Tay chân ra "nước"... Khổ lắm!

Nhìn mồ hôi đoán bệnh

Đổ mồ hôi nhiều có bệnh không?

Khó chịu nhất là tăng tiết mồ hôi vùng nách

Bài tiết mồ hôi là chức năng sinh lý của da, là phương thức thoát nhiệt nhằm thanh giải các chất cặn bã và độc hại ra khỏi cơ thể, đồng thời có tác dụng điều hòa thân nhiệt chống lại cái nắng nóng của môi trường. Tuy nhiên, ở một số người cơ thể lại tiết ra quá nhiều nhiều mồ hôi gây cản trở trong sinh hoạt, lao động và giao tiếp.  

Chứng bệnh tăng tiết mồ hôi (Hyperhidrosis) có thể xuất hiện trên toàn bộ cơ thể hay một bộ phận nào đó như ở hai bàn tay, hai chân hay nách, vùng đầu,... Đặc biệt, với nữ giới khu vực khiến cho họ cảm giác khó chịu nhất chính là ra nhiều mồ hôi vùng nách.

Tùy theo thể bệnh và cơ thể từng người mà tăng tiết mồ hôi có thể bị nhiều vào mùa hè, mùa thu hoặc thậm chí mùa đông. Với chị em bị chảy mồ hôi vùng nách thì sự mặc cảm tự ti lại càng thể hiện rõ nét hơn cả. Tuyến mồ hôi vùng nách (gồm cả tuyến mồ hôi lớn và tuyến mồ hôi nhỏ) hoạt động quá mạnh kết hợp với yếu tố vi khuẩn trên da làm cho vùng nách có mùi khó chịu, da thâm đen.

Tăng tiết mồ hôi vùng nách khiến nhiều chị em mặc cảm, tự ti

Theo các bác sỹ, bệnh tăng tiết mồ hôi là một trạng thái cường giao cảm hoặc tăng bài tiết của trung tâm bài tiết mồ hôi. Tăng tiết mồ hôi ngoài do bệnh lý thì những yếu tố gây kích thích như: Do thời tiết nóng nực, do xúc động sẽ làm tăng tiết mồ hôi trên toàn cơ thể, ngay cả khi là mùa rét cũng chảy mồ hôi. Những yếu tố thông thường khác chẳng hạn như: Tập thể dục thể thao, quan hệ tình dục, ăn thức ăn nóng có vị cay hay uống rượu... đều khiến người bệnh tăng tiết mồ hôi.

Nhiều nghiên cứu cũng đã cho thấy, chứng bệnh này do di truyền. Nếu bố mẹ bị thì người con cũng có nguy cơ cao bị tăng tiết mồ hôi. Người thừa cân, béo phì cũng là một trong những đối tượng cơ thể bài tiết quá nhiều mồ hôi. Nguyên nhân được lý giải, những người bị thừa cân thường có nhiệt độ cơ thể cao hơn do lớp mỡ thừa mà họ mang theo. So với những người có trọng lượng khiêm tốn hơn, người béo phì có xu hướng đổ mồ hôi nhiều hơn khi thực hiện các hoạt động thể chất.

Ngoài ra, các yếu tố liên quan đến tâm lý như một kỳ thi quan trọng, nộp báo cáo cho sếp, gặp gỡ những nhân vật đặc biệt..., những tình huống căng thẳng này có thể dẫn đến việc phóng thích adrenaline vào hệ tuần hoàn, khiến cơ thể tiết mồ hôi nhiều hơn.

Có thể chọn thuốc xịt, lăn ngoài da

Các bác sỹ cho biết, để điều trị tăng tiết mồ hôi, nhất là tăng tiết mồ hôi vùng nách có thể chọn những loại thuốc xịt ngoài da và chai lăn để giải quyết vấn đề. Với trường hợp vừa và nặng, giải pháp phẫu thuật cắt dây thần kinh giao cảm chi phối việc tiết mồ hôi quá mức hoặc gỡ bỏ một số tuyến mồ hôi là phương pháp chữa trị hiệu quả. Tuy nhiên cần lưu ý rằng trước khi lựa chọn một giải pháp nào để khắc phục cần có sự tư vấn của người có chuyên môn và cần kiểm tra nếu bác sỹ thấy đó là cần thiết.

Bên cạnh đó, với những người bị tăng tiết mồ hôi, giải pháp khử độc khỏi cơ thể là giải pháp hiệu quả để ngăn chặn việc tiết ra mồ hôi quá mức. Cách tốt nhất là ngừng hấp thụ bia rượu, thuốc lá... hạn chế dùng những loại thực phẩm chứa nhiều chất béo, uống nhiều nước, tập thể dục và đặc biệt là tắm rửa vệ sinh cơ thể sạch sẽ, nhất là những vùng ra nhiều mồ hôi.

Theo số liệu thống kê có khoảng 3% dân số bị mắc bệnh tăng tiết mồ hôi. Bệnh không phân biệt lứa tuổi, giới tính, chứng ra nhiều mồ hôi cũng gặp nhiều ở người trẻ, đặc biệt là những trẻ em ở lứa tuổi học đường gây nhiều trở ngại trong học tập cũng như giao tiếp của các em.
M.Hiếu H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn