"Nghẹt thở" vẫn không mua được vé tàu, xe vào Nam

Hết Tết, người dân "vật vã" mới mua được vé tàu vào miền Nam (Ảnh: Nguoilaodong)

Mẹo đi tàu xe không say

Điểm tin 4/2: Cháy tàu du lịch trên Vịnh Hạ Long

Vé tàu Tết: Lại đến mùa của "cò"

Tại sao chúng ta bị say tàu xe?

Nhà xe cháy vé

Những ngày qua, tại bến xe Đà Nẵng, tuy có đến 70% xe xuất bến chạy các tuyến phía Nam, nhưng vé các tuyến này đa phần đã bán hết từ trước Tết do hành khách mua khứ hồi. Theo các nhà xe, khoảng thời gian từ ngày 23 - 28/2 (mùng 5 đến 10 tháng Giêng), lượng khách đi lại sau Tết tăng khoảng 8% - 10%. 

Hiện vé xe đi phía Nam của các nhà xe thương hiệu lớn đã hết đến cuối tháng 2, vé các nhà xe khác mùng 10 Tết mới có và phải qua tháng 3 thì giá vé mới giảm. Trong các ngày 23 và 24/2, hành khách đến bến xe mua vé chủ yếu đi các tuyến ngắn về phía như Đà Nẵng - Đông Hà, Đà Nẵng - Đồng Hới. 

 

Tại Bình Định, ông Nguyễn Đức Nhân - Giám đốc Công ty Cổ phần bến xe Bình Định, cho biết tỉnh đã huy động hơn 80 doanh nghiệp vận tải hành khách, với trên 700 phương tiện, tăng khoảng 10% so với dịp tết năm trước. Dự kiến sẽ không xảy ra tình trạng kẹt ứ khách. Hiện giá vé xe khách tuyến Quy Nhơn - TP.HCM dao động từ 480.000 - 550.000 đồng/vé, tăng khoảng 60% so với thời điểm bình thường.

Anh Hoàng Văn Long (Yên Thành, Nghệ An) chia sẻ: "Hôm trước về vội quá tôi không kịp mua vé đi nên giờ tôi đành phải ngồi đây bắt xe dù. Đợi cả ngày rồi mà vẫn chưa bắt được xe, giờ thì họ hét giá bao nhiêu cũng phải đi cho kịp công việc thôi".

Giá vé tăng đột biến

Những người kịp mua được chiếc vé xe để vào miền Nam làm việc sau nghỉ Tết được xem là khá may mắn. Tuy nhiên, để có những chiếc vé xe đó, trước Tết cả tháng, họ đã rất vất vả mới mua được. Trong khi đó, những người trước Tết không mua vé xe, bây giờ phải chấp nhận tình cảnh không có vé xe vào miền Nam. Không mua được vé xe cũng đồng nghĩa tình trạng đón xe dọc đường lại bùng phát, kéo theo nhiều mối lo ngại khác.

Mặc dù giá vé đã được niêm yết công khai tại bến xe Vinh, theo quy định thì các tuyến xe đi phía Bắc chỉ được phép tăng từ 30%, và các tuyến vào miền Nam tăng 50% nhưng do nhu cầu lớn nên nhà xe không những được dịp hét giá mà nhiều nhà xe còn nhồi nhét khách hàng. Tại ngã ba Hương An (xã Phú Quế, huyện Quế Điền, tỉnh Quảng Nam), một số người chưa mua vé trước đã bị nhà xe hét giá vé vào TP.HCM lên đến 1 – 1,2 triệu đồng/ghế giường nằm trong khi trước đó giá vé chỉ là 350.000 – 420.000 đồng.

Nhiều người dân không mua được vé xe phải bắt xe dọc đường (Ảnh: Internet)

Trong khi đó, quốc lộ 1A từ Huế ra Quảng Trị đã bắt đầu hình thành nhiều “bến cóc” dọc hai bên lề tuyến đường này từ sau Tết Ất Mùi. Mỗi khi thấy xe khách Bắc - Nam dừng lại đón khách dọc đường, cò xe xuất hiện đưa khách lên xe và không quên yêu cầu nhà xe chi hoa hồng từ 30.000 - 50.000 đồng/khách.

Đại diện Ban Quản lý Bến xe phía Nam TP. Huế cho biết: "Các hãng xe chất lượng cao từ Huế đi TP.HCM và các tỉnh phía Nam vẫn đang bán vé phục vụ khách. Tuy nhiên, nhiều hành khách muốn đón xe Bắc - Nam chạy dọc đường để đỡ mất công vào bến mua vé không chỉ gây ra tình trạng sốt vé ảo mà còn gây mất an ninh trật tự".

Đại tá Phạm Văn Thái - Trưởng phòng CSGT Công an Thừa Thiên - Huế, cho biết đơn vị đang huy động tối đa lực lượng tăng cường tuần tra kiểm soát trên Quốc lộ 1A tại các trạm ở Phong Điền, Phú Lộc và tuyến đường tránh TP. Huế và xử lý tình trạng xe dù bến cóc, xe khách nhồi nhét, chạy quá tốc độ, chở vượt tải trọng và điều khiển xe có nồng độ cồn quá quy định.

Gia Hân H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Xã hội