Mẹo đi tàu xe không say

Say tàu xe là nỗi ám ảnh của nhiều người khi đi du lịch đầu xuân

Suýt tử vong vì uống quá liều thuốc chống say xe

Tại sao chúng ta bị say tàu xe?

Bí quyết uống rượu không say trong ngày Tết

Ăn gì trước khi uống rượu để không say?

Điểm tin 9/2: Nhậu say tại Hà Nội sẽ được đưa về nhà

Với trẻ em

Say tàu xe là một phản ứng bình thường trước những kích thích xảy ra khi đi tàu xe, mà bản thân không thích nghi được. Đối với những người bình thường, sự khó chịu sẽ chấm dứt khi xong chuyến đi. Tuy nhiên, đối với những người bị bệnh tim mạch hoặc tiêu hoá, các triệu chứng có thể trầm trọng hơn hoặc thậm chí kéo dài sau chuyến đi.

Trước khi đi: Không nên cho trẻ em ăn những món giàu năng lượng dễ gây đầy bụng, tuy nhiên trẻ cũng cần ăn chút gì đó vì tình trạng say xe sẽ tệ hơn khi bụng bị đói. Nên để bé ngồi gần cửa sổ, mở hé cửa ra một chút để gió và không khí trong lành luồn vào bé sẽ đỡ bị say hơn.

Khi xe đang chạy: Nếu trẻ dễ say xe, động viên con nhìn ra bên ngoài xe. Trẻ không nên nhìn vào những vật đang chuyển động, như ô tô khác, mà nên cố gắng tập trung vào thứ gì đó đứng im, như một điểm ở đường chân trời. Không để trẻ đọc khi xe đang đi và cha mẹ cố gắng để bé không nghĩ tới chuyện say xe bằng cách hướng trẻ nghĩ tới những thứ khác. Nếu bé mệt vì say xe, nên tạo không gian yên tĩnh, không phàn nàn, than vãn về tình trạng của con, dừng xe (nếu đi xe riêng) và để bé đi dạo một chút trong không khí trong lành.

Với người lớn

Trước khi đi: Cần thư giãn, tránh mệt mỏi vì khi thần kinh bị căng thẳng thường dễ gây nôn ói. Ngủ đủ giấc, ăn bớt đi hơn so với khẩu phần hàng ngày và nên ăn trước 2 tiếng khi lên xe. Bạn có thể mang theo một vài món đồ ăn vặt, một chiếc máy nghe nhạc, nói chuyện cùng một ai đó, hát một mình hoặc một vài món đồ chơi trí tuệ …để làm thú vui tiêu khiển trên xe, chúng sẽ giúp bạn quên đi cảm giác say xe. Yếu tố tình thần rất quan trọng vì nếu luôn có tâm lý bi quan, tiêu cực rằng bạn sẽ bị say xe thì cơn say sẽ càng dễ tìm đến bạn hơn.

Theo Đông y thì trước khi khởi hành khoảng 30 phút nên dùng một khúc gừng tươi bằng cỡ ngón tay cái, gọt bỏ vỏ, rửa sạch, giã nát hoặc nhai nát rồi uống với một cốc nước ấm. Trong suốt hành trình, thỉnh thoảng nên ngậm trong miệng một lát. Ngoài ra, có thể thực hiện cách xoa dầu gió vào hai huyệt thái dương, hai huyệt nội quan (giữa hai gân tay, phía trên và cách lằn chỉ cổ tay 3-4cm, huyệt nhân trung (giữa đường rãnh môi trên), hai huyệt phong trì (chỗ lõm phía sau gáy, trên cổ). Cũng có thể lấy hai lát gừng tươi buộc vào hai huyệt nội quan.

Các triệu chứng say tàu xe có thể trầm trọng hơn đối với những người bị bệnh tim mạch hoặc tiêu hoá

Chọn chỗ ngồi: nếu du ngoạn đường dài bằng thuyền, tàu thì nên ngồi ở giữa là nơi ít chao đảo để giảm bớt khó chịu. Trên xe nên ngồi cạnh cửa thông gió. Hiện nay có một điều bất tiện là đa số xe du lịch thường dùng máy lạnh đóng kín các cửa, chính điều này khiến bạn dễ bị say. Trong trường hợp này tốt nhất nên để mở hé phần cửa kính sát chỗ ngồi của mình. 

Nếu bạn có “tiền sử” bị say xe cần chọn ghế trước để ngồi vì sẽ giúp bạn hạn chế nguy cơ bị say xe. Hãy cố gắng ngủ trên xe vì giấc ngủ sẽ giúp bạn quên đi cảm giác say xe dễ dàng hơn. Nếu phải di chuyển trong thời gian dài thì nên tìm chỗ ngồi phía giữa thân xe vì chỗ này ít bị chòng chành nhất.

Tư thế ngồi: tránh tư thế ngồi cúi đầu (đọc sách, báo…) khi tàu, xe đang di chuyển lắc lư. Cần giữ cho đầu thẳng, ngửa nhẹ ra sau. Nên nhìn cảnh vật trước mắt, không nên nhìn cảnh vật hai bên đường vì khi tàu xe chạy nhanh ngang qua tầm nhìn sẽ dễ gây chóng mặt vì mắt là cơ quan báo hiệu vị trí của cơ thể trong không gian, truyền tín hiệu thần kinh lên não. Thở chậm và sâu.

Khi xe chạy: Dùng một số biện pháp dân gian: Ngửi chanh, cam, quýt, gừng, bánh mì… bạn có thể ngửi, nhấm nháp, ngậm khi buồn nôn hoặc lấy 1/2 củ khoai lang gọt bỏ vỏ, rửa thật sạch, cắt miếng nhỏ, nhai nát để nuốt nước cũng có thể phòng chống được say tàu xe. Tránh xa mùi thuốc lá, mùi nước hoa hay các chất tạo mùi khó chịu trên xe. Có thể dùng phương pháp quấn khăn khô để giữ ấm từ phía sau ót ra trước ngực cũng có tác dụng rất hữu hiệu giúp không bị say tàu, xe đối với một số người (hiệu quả hơn 90%).

Thuốc cổ điển chống say tàu xe như Dimenhydrinat, Drammamine, Nautamine... uống 50mg (1 viên) cho người lớn. Nên uống thuốc trước khi khởi hành một tiếng đồng hồ, khoảng 4 tiếng đồng hồ sau uống lại một viên nếu cần. Một dạng khác là thuốc dán để dán vào vùng da khô, dưới dái tai. Nên dán 4 giờ trước khi đi tàu xe, miếng dán này có tác dụng 72 giờ nhờ hoạt chất scopolamine. Tuy nhiên cần lưu ý rằng khi dán không nên để dính vào tóc, rửa tay bằng xà phòng sau khi dán và không được để cho trẻ em tự dán.
M.Hiếu H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin