Các bà nội trợ "hoa mắt, chóng mặt" vì giá rau củ sau Tết

Giá rau củ sau Tết càng ngày càng tăng chứ không giảm

Mắc bệnh mề đay, Tết đừng dại uống nhiều bia rượu

Gần 2.000 trường hợp ẩu đả, 10 ca tử vong trong 3 ngày Tết

Hà Nội thật lạ ngày mùng 1 Tết Bính Thân

Tận dụng thịt gà luộc ngày Tết nấu súp siêu ngon

25.000 đồng một củ su hào 

Từ sáng 11/2 (mùng 3 Tết), nhiều khu chợ tại thành phố Thanh Hóa đã bắt đầu hoạt động trở lại. Mùng 4 Tết tại Thanh Hóa, các khu chợ vẫn thưa thớt người bán. Chợ Điện Biên một trong những chợ lớn nhất thành phố Thanh Hóa ngày thường đông đúc cả khu vực trong và ngoài chợ, nay lượng người bán chỉ bằng một phần nhỏ. Cứ 3, 4 quầy cạnh nhau mới có một hàng bán. Theo ghi nhận của phóng viên, các mặt hàng chủ yếu được bày bán là rau, củ, quả và các loại thịt.

Chị Nguyễn Thị Nhung (phố Xuân Diệu - phường Điện Biên), cho biết: "Trước Tết rau, củ đã đắt thì giờ đây các mặt hàng đó lại càng đắt hơn, giá cả các loại rau, củ gần gấp đôi so với trước Tết. Nếu trước Tết tôi mua một củ su hào giá 15.000 đồng thì hôm qua tôi đã phải mua với giá 25.000 đồng. Cà chua thì tăng từ 45.000 đồng/kg lên đến 60.000 đồng/kg. Các loại rau thơm, xà lách cũng tăng mạnh gấp 2 - 3 lần so với ngày thường".

Sau Tết, giá rau củ tăng mạnh

Cũng cùng tâm sự với chị Nhung là chị Thu Hiền (Hạc Thành - Tân Sơn), chị Hiền than thở: "Hôm nay ra chợ mua rau về nhà ăn lẩu mà tôi thấy hoa mắt, chóng mặt, mới mua có vài thứ rau mà đã mất cả nửa triệu. Ăn mỗi thịt thì không được, mà mua rau cho cả nhà ăn l thoải mái thì tiếc tiền quá...". 

Theo bà Nguyễn Thị Lan, bán rau tại chợ Điện Biên: "Giá rau củ năm nay đắt do ảnh hưởng nặng nề từ đợt rét đậm, rét hại, rau củ đều chết hết. Nhiều loại rau không mọc được, năng suất của một số loại giảm rõ rệt, dẫn đến nguồn cung rau khan hiếm, trong khi, nhu cầu rau củ của người dân tăng mạnh đã đẩy giá tăng lên. Hơn 6 năm tôi bán rau chưa bao giờ giá rau lại cao kỷ lục như đợt này. Giá rau năm nay đắt hơn cả thịt".

Giá thịt ổn định

So với các loại rau củ thì các loại thực phẩm như thịt lợn, thịt bò, thịt gà... có mức giá ổn định so với thời gian trước Tết. Thịt bò trước Tết có giá phổ biến là 300.000 đồng/kg, tăng thêm 30.000 đồng/kg nhưng sau Tết khá ổn định, thậm chí còn giảm xuống 270.000 - 280.000 đồng/kg. Cá trắm đen ở mức giá khoảng gần 200.000đ/kg. Các mặt hàng hải sản cũng đều tăng giá hơn với khoảng 20% so với ngày thường. Riêng mặt hàng thịt lợn vẫn ở mức giá khá ổn định.

Cả rau củ và thịt, cá đều tăng giá đáng kể, song theo ghi nhận, sức mua không vì thế mà giảm, ngược lại không khí mua bán khá tấp nập. Nhiều khách hàng cho hay, sau những ngày Tết chỉ toàn thịt đông, chân giò, bánh chưng… thì hiện tại bữa ăn của họ cần nhiều các loại rau củ, cá hay hải sản cho đổi vị. Chính vì thế nên dù giá có tăng, nhiều người dân vẫn vui vẻ chấp nhận như một thói quen “đến hẹn lại lên” vào mỗi năm. Theo dự báo của các chuyên gia, giá cả các loại thực phẩm sẽ sớm bình ổn trở lại trong khoảng một tuần sau Tết.

Thanh Tú H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Xã hội