Sơ cứu nhanh chóng khi bị rắn cắn có thể giảm nguy cơ tử vong
Coi chừng trẻ bị ong đốt, rắn cắn
Chuyên gia lý giải hiện tượng bùng phát rắn lục đuôi đỏ
Rắn lục đuôi đỏ xuất hiện ở Huế
Báo động rắn lục đuôi đỏ cắn người hàng loạt tại ĐBSCL
2 người nhập viện vì rắn lục đuôi đỏ cắn
Sơ cứu kịp thời
Bệnh nhân bị cắn cần phải được cấp cứu kịp thời tại cơ sở y tế có đủ phương tiện điều trị. Nếu không được nhanh chóng cấp cứu, bệnh nhân có thể nguy hiểm đến tính mạng.
"Các đơn vị y tế, các cơ sở khám chữa bệnh phải tập trung cấp cứu, hồi sức điều trị cho người bệnh bị rắn độc cắn không để trường hợp nào tử vong", ông Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế, cho biết.
Trong trường hợp các cơ sở điều trị cần tư vấn về cấp cứu, điều trị cho người bệnh nặng do rắn độc cắn có thể liên hệ với Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai theo đường dây nóng của Bệnh viện Bạch Mai. Các đơn vị cần tổ chức tập huấn, đào tạo lại về việc sơ cứu, cấp cứu, hồi sức, chống độc, chăm sóc người bị rắn độc cắn cho bác sỹ, điều dưỡng theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế.
Sơ cứu khác nhau, tùy loại rắn độc
Khi có người bị rắn độc cắn , điều đầu tiên cần là làm sao cho nọc độc của rắn từ vết cắn xâm nhập vào trong cơ thể chậm hơn và ít hơn. Không để bệnh nhân tự đi lại; áp dụng biện pháp băng ép bất động với một số loại rắn hổ (rắn cạp nong, cạp nia, hổ mang chúa, rắn biển). Tuy nhiên khi bị rắn lục đuôi đỏ cắn thì không nên băng ép vì có thể gây chèn ép khi vùng bị rắn cắn bị sưng nề.
Hiện nay, người dân thường truyền tai cách sơ cứu khi bị rắn cắn là buộc garo phía trên vị trí bị thương. Tuy nhiên, việc làm này dễ dẫn đến phải cắt bỏ chi hoặc liệt. Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai khuyến cáo, không được sử dụng biện pháp garo chi (tay/chân) dễ làm tắc nghẽn hoàn toàn động mạch (mạch máu vận chuyển máu từ tim đi nuôi dưỡng các bộ phận của cơ thể). Nhiều trường hợp sau đó bị hoại tử phải cắt chi.
Khi bị rắn lục đuôi đỏ cắn không nên băng ép vì có thể gây hoại tử
Sau khi bị rắn độc cắn cần sơ cứu ngay, tiến hành trước khi vận chuyển bệnh nhân đến bệnh viện. Dưới đây là hướng dẫn sơ cứu bệnh nhân khi bị rắn độc cắn của Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai:
- Động viên bệnh nhân yên tâm, đỡ lo lắng;
- Không để bệnh nhân tự đi lại. Cần cởi bỏ đồ trang sức ở chân, tay bị cắn vì có thể gây chèn ép khi vùng đó bị sưng nề;
- Áp dụng biện pháp băng ép bất động với một số loại rắn hổ (rắn cạp nong, cạp nia, hổ mang chúa, rắn biển và một số giống rắn hổ mang thường). Không băng ép khi rắn lục cắn vì có thể làm vết thương nặng thêm;
- Vận chuyển bệnh nhân bằng phương tiện đến cơ sở y tế đồng thời duy trì băng ép, bất động. Nếu bệnh nhân khó thở thì hô hấp nhân tạo (hà hơi thổi ngạt hoặc bằng phương tiện y tế có tại chỗ như bóp bóng, máy thở xách tay,..).
Người bị rắn cắn có thể bị hoại tử khi sơ cứu không đúng cách (Nguồn: Internet)
Kỹ thuật băng ép bất động
- Dùng băng rộng khoảng 10cm, nếu có điều kiện dài ít nhất khoảng 4,5m. Có thể băng chun giãn, băng vải, hoặc tự tạo từ khăn, quần áo. Không cố cởi quần áo vì dễ làm chân, tay chân vận động, có thể băng đè lên quần áo.
- Băng tương đối chặt nhưng không quá mức (đủ để luồn một ngón tay giữa các nếp băng, còn sờ thấy mạch máu đập.
- Bắt đầu băng từ ngón chân, tay đến hết toàn bộ chân, tay bị cắn.
- Dùng nẹp cứng (nẹp, miếng gỗ, que, miếng bìa cứng,...) cố định chân, tay với nẹp.
Với vết cắn ở bàn tay, ngón tay, cẳng tay:
- Băng ép bàn tay, cẳng tay.
- Dùng nẹp cố định cẳng tay và bàn tay.
- Dùng khăn hoặc dây treo quàng lên cổ bệnh nhân.
- Duy trì băng ép bất động tới khi bệnh nhân đến được cơ sở y tế có khả năng cấp cứu hồi sức hoặc huyết thanh kháng nọc rắn đặc hiệu (bác sỹ là người quyết định tháo băng ép hay không).
Vết cắn ở thân mình:
- Ép lên vùng bị cắn nhưng không làm hạn chế cử động ngực nạn nhân.
Vết cắn ở vùng đầu, mặt, cổ:
- Khẩn cấp vận chuyển bệnh nhân đến bệnh viện.
Không sử dụng các biện pháp sau khi sơ cứu cho người bị rắn cắn
- Garo: Garo có thể làm tắc nghẽn hoàn toàn động mạch (mạch máu vận chuyển từ tim đi nuôi dưỡng các bộ phận của cơ thể), vì vậy có thể gây hoại tử.
- Trích, rạch, châm, chọc tại vùng vết cắn: Các nghiên cứu khoa học trên thế giới cho thấy các biện pháp này không có lợi ích, rõ ràng gây hại thêm cho bệnh nhân (tổn thương thêm mạch máu, dây thần kinh,... nhiễm trùng nặng thêm).
- Gây điện giật
- Chườm đá (chườm lạnh)
- Sử dụng các loại thuốc dân gian, cổ truyền, chữa bằng mẹo: Nhiều loại thuốc dân gian khi uống có thể gây nguy hiểm thêm cho nạn nhân vì vậy cần cẩn trọng khi sử dụng những loại thuốc này.
- Cố gắng bắt hoặc giết rắn: Nếu rắn đã chết hoặc bắt được rắn phải đem cùng với bệnh nhân đến bệnh viện để nhận dạng. Tuy nhiên, ngay cả đầu rắn đã chết vẫn có thể cắn người, cần cẩn thận khi mang rắn.
• Cảnh giác đặc biệt trong mùa mưa lũ, mùa gặt hái và ban đêm
• Đi giày, ủng, mặc áo quần dài, nhất là đi trong đêm hoặc khu đất rậm.
• Dùng đèn pin, đèn chiếu sáng.
• Tránh ngủ trên nền nhà, tránh các đống gạch vụn, rác rưởi, ụ mối... vì nơi đó rất hấp dẫn rắn.
• Không cầm rắn chết (ngay cả khi đầu rắn bị chặt rồi vẫn bị cắn) hoặc rắn sống.
• Khi bị rắn cắn nên sơ cứu tại chỗ và sớm đưa bệnh nhân vào viện cấp cứu ngay, không được chủ quan tự ý điều trị tại nhà có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Bình luận của bạn