Chứng ám ảnh sợ xã hội ảnh hưởng tới quá trình sinh hoạt, học tập
Run do rối loạn lo âu – “Kẻ thù” mới của giới trẻ
Rối loạn lipid máu: Ăn gì?
Rối loạn lo âu liên quan não của trẻ
Lười ăn cá dễ bị trầm cảm
Trả lời:
ThS Chu Văn Điểu – Nguyên bác sỹ Bệnh viện Tâm thần Trung ương:
Chào cháu!
Các biểu hiện tim đập nhanh, sợ hãi khi ra ngoài tiếp xúc với mọi người, cảm giác bị mọi người chú ý và tránh nơi đông người... có thể là biểu hiện của chứng ám ảnh sợ xã hội. Ám ảnh sợ xã hội là chứng bệnh này rất phổ biến, chiếm tới 3 - 5% dân số thế giới. Tỷ lệ mắc bệnh giữa nam và nữ ngang nhau. Bệnh thường bộc phát trong giai đoạn thanh thiếu niên, có thể kéo dài trong vòng 25 năm nếu như không có phương pháp điều trị. Người bị chứng ám ảnh sợ xã hội rất sợ thực hiện những việc thông thường trước mặt người khác. Đối với một số người thì chứng ám ảnh sợ xã hội chỉ là vấn đề trong một vài trường hợp, nhưng đối với một số người thì hội chứng này xuất hiện thường xuyên trong cuộc sống.
Để điều trị chứng ám ảnh sợ xã hội bác sỹ sẽ phối hợp giữa việc dùng thuốc và trị liệu tâm tâm lý. Biện pháp điều trị tâm lý là liệu pháp điều trị hiệu quả đối với chứng bệnh này. Phương pháp điều trị này giúp cho người mắc hội chứng có thể học được những kỹ năng xã giao. Các bác sỹ cũng có thể kê đơn để điều trị chứng ám ảnh sợ xã hội. Rối loạn ám sợ thường được điều trị với nhóm thuốc ức chế hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI) và loại thuốc chống trầm cảm 3 vòng amitriptyline cùng nhóm benzodiazepine. Tuy nhiên việc lựa chọn loại thuốc nào còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như là bệnh nhân có bệnh lý khác kết hợp hay không, điều kiện tài chính như thế nào và chỉ dẫn của bác sỹ ra sao.
Một điều quan trọng trong việc điều trị ám ảnh sợ xã hội đó là phải kiên nhẫn và không có quy chuẩn điều trị nào có hiệu quả với tất cả bệnh nhân, phương pháp điều trị cần phải linh hoạt để phù hợp với từng người. Bác sỹ trị liệu và bệnh nhân cần thảo luận kỹ càng để xác định được kế hoạch điều trị có hiệu quả cao nhất và đánh giá lộ trình để có khả năng theo kịp. Cần điều chỉnh lại kế hoạch khi mà bệnh nhân không có những biến chuyển như mong đợi.
Để chẩn đoán chính xác cháu đã mắc bệnh gì cần phải khám kỹ càng và cần làm thêm các trắc nghiệm tâm lý để hỗ trợ cho chẩn đoán. Vì vậy cháu hãy tới bệnh viện có chuyên khoa tâm thần để khám và có hướng điều trị hiệu quả nhất.
Chúc cháu và gia đình luôn khỏe mạnh!
Bình luận của bạn