Bệnh bướu cổ không di truyền và không lây
Sau khi mổ bướu cổ nên ăn uống thế nào?
Phòng bướu cổ bằng cách nào?
Bị bướu cổ sinh con có ảnh hưởng gì không?
Cảnh báo gia tăng bệnh bướu cổ
Trả lời:
Bác sỹ Nguyễn Ngọc Minh - Phó khoa Nội tiết, Bệnh viện Phụ sản trung ương, cho biết:
Chào bạn! Bướu cổ xuất hiện do tuyến giáp phát triển lớn hơn bình thường. Nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh bướu cổ là thiếu iod trong chế độ ăn. Bệnh bướu cổ thường tiến triển chậm và kéo dài nhiều năm. Có những trường hợp bệnh nhân không điều trị và bướu tồn tại hàng chục năm cho đến già mà không gây ảnh hưởng nghiêm trọng nào. Tuy nhiên đại đa số các trường hợp bướu tăng dần và gây rất nhiều biến chứng như khó thở, chèn ép khó nuốt, nói khàn, rối loạn nhịp tim, thay đổi huyết áp.
Bướu có các dạng: Bướu giáp đơn thuần; Bướu giáp thể nhân; Bướu hỗn hợp; Bướu độc. Tùy theo từng thể loại bướu mà có các phương pháp điều trị khác nhau, có thể điều trị nội khoa, ngoại khoa (phẫu thuật cắt bỏ một phần tuyến giáp hay chỉ mổ lấy nhân…). Nếu bạn bị bướu giáp đơn thuần thì không cần điều trị gì cả và cũng không ảnh hưởng gì tới việc nuôi con bằng sữa mẹ. Với các loại bướu còn lại bạn cần phải sử dụng các loại thuốc để điều trị, hầu hết các loại thuốc này đều chống chỉ định khi đang cho con bú.
Nếu bạn phải điều trị ngoại khoa phẫu thuật thì sau khi ổn định và không phải dùng thêm thuốc chế phẩm của tuyến giáp mới có thể cho con bú trở lại được. Thời gian điều trị phụ thuộc vào từng loại bướu và phương pháp điều trị. Bạn nên đi khám và xét nghiệm xem bướu thuộc loại nào, từ đó bác sỹ có hướng dẫn cụ thể. Bướu cổ là bệnh cần được theo dõi và điều trị lâu dài, vì thế nên cố gắng điều trị cho đúng liều, đúng thời gian theo hướng dẫn của bác sỹ nội tiết.
Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!
Bình luận của bạn