Xử trí vết thương trầy da, chảy máu nhẹ (như đứt tay, té trầy…)
– Rửa sạch vết thương bằng nước sạch
(nước đun sôi để nguội càng tốt), nếu có thể rửa dưới vòi nước áp lực thì rất
tốt. Việc rửa này giúp đẩy các chất bẩn ra ngoài, pha loãng vi khuẩn. Nếu có
nhiều bùn đất, cát, dùng oxy già để rửa vết thương, đẩy bùn cát ra ngoài.
– Lau sạch, rửa lại bằng nước xà phòng.
– Lau khô, băng vết thương bằng gạc sạch.
Sơ cứu vết thương tét thịt sâu, dài, chảy nhiều máu
– Cầm máu bằng cách đè ép lên vết
thương 3 phút bằng một miếng gạc hay vải sạch. Cơ chế tự cầm máu của cơ thể sẽ
hoạt động. Tuyệt đối không được đắp bất cứ vật gì lạ lên vết thương (mạng nhện,
thuốc lá, các loại lá cây…) vì sẽ làm bẩn thêm vết thương, đưa thêm vi trùng
vào cơ thể.
– Sau 3 phút, rửa thật sạch vết thương dưới vòi nước sạch hoặc đun sôi để
nguội.
– Lau sạch, băng lại.
– Đến cơ sở y tế để được xử trí tiếp theo và dùng kháng sinh.
Những
điều cần lưu ý
– Nếu sau rửa còn thấy mảnh kính
hoặc dị vật dính vào vết thương, đừng cố lấy ra bởi những dị vật này có tác
dụng cầm máu, nếu lấy ra sẽ gây chảy máu nhiều hơn.
– Nếu còn chảy nhiều máu thì tìm cách nâng vị trí vết thương cao hơn ngực, ấn
chặt vào vết thương.
– Không được bôi cồn 90o, iod (Betadine, Povidine) trực tiếp vào vết thương hở
vì sẽ làm tổn thương mô.
– Oxy già có tác dụng phá hủy tế bào, sủi bọt đẩy các hạt bụi, cát bẩn ở trong
sâu sủi lên và ra ngoài, ngoài ra có tác dụng cầm máu.
Dinh dưỡng khi có vết thương
– Không cần thiết phải kiêng ăn tôm, cua, gà, rau muống, nước cam… vì sẹo lồi thường do cơ địa và do chăm sóc vết thương không đúng. Chỉ kiêng những thức ăn bị dị ứng. Nếu quá kiêng ăn, dẫn đến thiếu dinh dưỡng làm chậm lành vết thương. Cam có vitamine C giúp làm lành nhanh vết thương, vậy có thể dùng cam, không nên lo sợ cam làm chảy nước vàng.
Bình luận của bạn