Mắc bệnh phụ khoa khi mang bầu chữa thế nào?

Thai phụ bị bệnh phụ khoa sẽ tăng nguy cơ viêm nhiễm âm đạo mạn tính

Ngứa rát vùng kín: Cẩn thận nấm âm đạo

Các thực phẩm nên ăn khi bị nấm âm đạo

5 mẹo nhỏ trị nhiễm nấm âm đạo

Bệnh phụ khoa: Vì sao thường quay lại?

Bác sỹ Nguyễn Phương Vy - Chuyên khoa Sản, Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hồ Chí Minh, cho biết: 

Chào bạn!

Trong thời gian mang thai, do sức đề kháng giảm nên người phụ nữ dễ mắc bệnh hơn. Do đó, việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và con ở thời gian này là vô cùng quan trọng và cần thiết. Tuy nhiên, nhiều bà mẹ chỉ quan tâm đến sức khỏe của thai nhi mà quên mất rằng cần phải chú ý đến sức khỏe của bản thân. 

Trong những tháng mang thai, “vùng kín” của phụ nữ tiết ra nhiều dịch hơn do có sự thay đổi hormone, nên nếu không vệ sinh đúng cách, đây có thể là môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn, nấm phát triển. Không ít chị em bị mắc bệnh phụ khoa trong giai đoạn thai nghén, nhưng do chủ quan hoặc sợ việc điều trị ảnh hưởng tới em bé nên thường chần chừ việc khám, chữa dẫn đến những hệ lụy nguy hiểm cho sức khỏe của chị em cũng như của thai nhi.

Bệnh viêm nhiễm phụ khoa có thể gây hại cho cả mẹ và thai nhi bao gồm các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục như lậu, giang mai… những bệnh này có thể truyền sang con. Trong trường hợp của bạn nếu bị nhiễm nấm âm đạo thì có thể gây viêm màng ối, sinh non, gây bệnh cho con…

Vì vậy, điều quan trọng chị em cần làm khi mang thai là chăm sóc sức khỏe tốt để tránh các bệnh viêm nhiễm ở cơ quan sinh sản. Khi thấy bất kỳ biểu hiện bất thường nào, cần đi khám bác sỹ ngay lập tức để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Việc điều trị các bệnh phụ khoa cho phụ nữ có thai sẽ được bác sỹ cân nhắc để không ảnh hưởng tới thai nhi. Trong trường hợp của bạn, bạn cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sỹ cũng như tái khám để việc điều trị bệnh có hiệu quả.

Chúc mẹ con bạn khỏe mạnh!

Gia Hân H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị