Ngứa rát vùng kín: Cẩn thận nấm âm đạo

Nấm âm đạo là bệnh phổ biến ở phụ nữ

Chị em có thực sự cần "Viagra nữ"?

Ngứa âm đạo trong mùa hè - em phải làm sao?

Khô âm đạo tuổi mãn kinh có cách nào trị nổi?

Điều trị khô âm đạo bằng… đặt vòng

Nguyên nhân gây nhiễm trùng âm đạo là gì?

Nấm Candida là một vi sinh vật sống ở vùng âm đạo. Sự tăng trưởng của Candida được kiểm soát bởi lợi khuẩn lactobacillus. Tuy nhiên, nếu lactobacillus suy yếu, môi trường vi sinh vật trong âm đạo sẽ mất cân bằng và điều này dẫn đến sự phát triển quá mức của Candida gây ra các triệu chứng khó chịu ở vùng kín.

Bên cạnh đó, âm đạo bị mất cân bằng vi sinh vật cũng có thể là do: Sử dụng kháng sinh (làm giảm lượng lactobacillus, vi khuẩn tốt trong âm đạo), mang thai, mắc bệnh đái tháo đường, chức năng miễn dịch suy giảm, thiếu chất dinh dưỡng, sự thay đổi hormone khi gần đến chu kỳ kinh nguyệt, thiếu ngủ…

Triệu chứng và cách chẩn đoán nấm âm đạo

Nấm âm đạo không được điều trị có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng hiện có. Những biểu hiện thường gặp là ngứa rát, tăng tiết dịch âm đạo (có màu trắng xám), đau khi quan hệ tình dục, phát ban.

Việc chẩn đoán nhiễm nấm âm đạo không quá khó khăn. Các bác sỹ sẽ bắt đầu tìm hiểu lịch sử bệnh của bạn, xem bạn đã từng bị nhiễm trùng nấm men hoặc mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục hay chưa. Bước tiếp theo là kiểm tra âm đạo và các khu vực xung quanh để tìm kiếm những dấu hiệu của nhiễm trùng.

Điều trị nấm âm đạo

Lựa chọn điều trị sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng và các biến chứng do nhiễm trùng:

Nhiễm trùng đơn giản: Nếu nhiễm trùng ở dạng nhẹ, bác sỹ có thể kê toa thuốc kháng nấm như Gynazle, Lotrimin, Monistat và Terazol. 

Nhiễm trùng phức tạp: Các trường hợp như tấy đỏ, sưng, ngứa dẫn đến lở loét âm đạo, nhiễm trùng tái phát, đang mang thai, đái tháo đường không kiểm soát được hoặc hệ thống miễn dịch suy yếu do thuốc hay dương tính với virus HIV được quy vào dạng nhiễm trùng nặng. Trong trường hợp này, phương pháp điều trị thường có liệu trình điều trị kéo dài, đó có thể là dùng kem bôi 14 ngày, thuốc mỡ, thuốc Diflucan (không dành cho phụ nữ mang thai).

Ngoài ra, một số giải pháp tự nhiên hỗ trợ điều trị nhiễm nấm âm đạo cũng sẽ được tư vấn, chẳng hạn như dùng kem dầu cây trà, ăn sữa chua và bôi sữa chua vào âm đạo hàng ngày...

M. Hiếu H+ (Theo Healthine)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Phụ khoa