Dinh dưỡng không hợp lý là nguyên nhân khiến bạn không thể tăng cân
7 loại rau quả có thể khiến bạn tăng cân
Muốn tăng chiều cao, chỉ calci là đủ?
Chọn sữa nào giúp bé tăng cân, không táo bón?
3 giai đoạn vàng tăng chiều cao tối đa
Câu hỏi: Chào bác sỹ! Em 21 tuổi, cao 1m65 nặng 42kg. Em ăn uống tốt nhưng rất khó tăng cân. Em không biết nguyên nhân nào khiến mình bị như thế. Mong bác sỹ tư vấn giúp em làm thế nào để em có thể tăng cân. Cảm ơn bác sỹ! (Hoàng Yến, Hải Phòng).
Trả lời:
ThS.BS Lê Thị Hải - Giám đốc Trung tâm dinh dưỡng, Viện dinh dưỡng Quốc gia, cho biết:
Chào bạn! Bạn cao 1m65 nhưng chỉ nặng 42kg, chỉ số BMI của bạn là 16,53, như vậy, bạn đang bị thiếu cân. Bạn vẫn ăn uống đều đặn nhưng cân nặng vẫn giữ nguyên có thể bạn đang gặp một số nguyên nhân sau:
Ít vận động và stress: Đây là nguyên nhân hàng đầu khiến bạn khó tăng cân. Học tập và làm việc nhiều áp lực khiến bạn không được nghỉ ngơi. Ngoài ra, cơ thể uể oải, mệt mỏi cũng khiến việc tăng cân trở nên khó khăn. Ngoài ăn uống, thì giấc ngủ cũng rất quan trọng. Bạn ăn nhiều nhưng không tăng cân có thể do ngủ không đủ giấc.
Thiếu vi chất: Cơ thể bạn cần hấp thu một lượng lớn của các vi chất như kẽm, magne, iod, selen và các vitamin nhóm A, B, C, D, E. Nếu thiếu những vi chất này, bạn có thể bị suy dinh dưỡng và gầy ốm.
Suy nhược cơ thể: Ăn nhiều nhưng vẫn không thể tăng cân có thể là biểu hiện của chứng suy nhược cơ thể. Suy nhược cơ thể làm cho cơ thể không thể hấp thụ được chất dinh dưỡng, bạn sẽ ngày càng gầy dù có ăn thêm thức ăn hoặc ăn thêm cơm.
Do bệnh lý: Những người mắc bệnh như đái tháo đường, viêm dạ dày, ung thư, bướu cổ, cường giáp... cũng thường khó tăng cân.
Để xác định chính xác nguyên nhân vì sao bạn ăn nhiều mà không tăng cân, bạn nên đi khám sức khỏe tổng quát. Nếu bạn mắc bệnh, các bác sỹ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Nếu bạn không mắc bệnh gì nhưng cân nặng không tăng lên thì bạn cần thay đổi là chế độ ăn uống của mình.
- Nên ăn nhiều những thực phẩm giàu năng lượng như ngũ cốc, thực phẩm có chứa tinh bột hoặc thức ăn chế biến từ đậu, sữa, món tráng miệng có chứa đường, hoa quả khô, cá… Đặc biệt ưu tiên cho những thức ăn có chứa bơ, kem, thịt mỡ…
- Ăn nhiều bữa trong ngày: Để dạ dày của bạn không bị quá tải do các bữa ăn chính quá nhiều chất, bạn nên chia nhiều bữa với các thực phẩm như sữa chua, hoa quả sấy khô hay bánh mì bơ trong các bữa phụ…
- Bên cạnh chế độ ăn uống hợp lý, bạn cũng cần tập thể dục thể thao. Những bài tập nhẹ nhàng không tiêu hao nhiều calorie như: Đi bộ, yoga... sẽ là giải pháp hiệu quả và tăng cảm giác thèm ăn cho bạn.
Chúc bạn luôn khỏe mạnh!
Bình luận của bạn