Đeo kính khi đau mắt để bảo vệ mắt, tránh bệnh diễn biến nặng hơn
Bảo vệ mắt mùa đau mắt đỏ
Bệnh đau mắt đỏ: Hãy tự bảo vệ mình!
Đỏ mắt chưa chắc đã đau mắt đỏ
Miền Bắc bắt đầu vào mùa bệnh đau mắt đỏ
Trả lời:
BS Lê Việt Sơn - Trưởng Khoa Mắt, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết:
Chào bạn! Có nhiều người cho rằng, khi bị bệnh đau mắt đỏ thì đeo kính râm sẽ có tác dụng ngăn chặn lây lan đau mắt đỏ từ việc nhìn nhau. Tuy nhiên, đó là quan niệm sai lầm. Bệnh đau mắt đỏ do virus gây nên, được biểu hiện bằng mắt đỏ và có ghèn, thường đỏ một mắt trước sau đó lan qua mắt thứ hai. Đa số người bệnh đau mắt đỏ thường tự khỏi sau 7 - 14 ngày. Đau mắt đỏ lây qua đường hô hấp, qua tiếp xúc với dịch tiết của người bệnh như: Nước bọt, ghèn mắt, nước mắt... do dùng chung khăn mặt với bệnh nhân...
Bởi lây theo đường hô hấp, nên việc một người đau mắt đỏ lây cho cả nhà hay cả cơ quan là rất phổ biến. Bệnh đau mắt đỏ có miễn dịch ngắn hạn nên chỉ sau thời gian ngắn người bệnh khỏi có thể vẫn bị tái nhiễm. Do đó, khi bệnh nhân bị đau mắt đỏ thì tuyệt đối không nên đến những nơi công cộng để tránh dịch bệnh lây lan.
Khi bị đau mắt đỏ, ngoài các thuốc đặc trị, bác sỹ còn khuyên bệnh nhân đeo kính râm. Đeo kính khi đau mắt nhằm bảo vệ mắt khi ra đường, để chống bụi, chống gió cho đỡ khó chịu, tránh bệnh diễn biến nặng hơn. Ngoài ra, đeo kính còn có mục đích thẩm mỹ, giúp bản thân người bệnh tự tin khi tiếp xúc người khác chứ không có tác dụng ngăn bệnh. Tuy nhiên, dù mục đích sử dụng tạm thời cũng tránh sử dụng loại kính mà khi đeo bản thân bạn cảm thấy nhức mắt, chóng mặt. Không nên mua kính ở những sạp bán kính ở vỉa hè bởi đây là những sạp kính bán hàng kém chất lượng, sẽ rất hại mắt và làm tăng mức độ trầm trọng của bệnh.
Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!
Bình luận của bạn