Phẫu thuật thông lệ đạo có để lại di chứng?

Trẻ sơ sinh thường hay tắc tuyến lệ

Bé hay chảy nước mắt phải làm sao?

Trẻ bị rối loạn đường tiểu do uống nước 'mát'

Phân tích dịch nước mắt thay cho lấy máu

Tắc lệ đạo ở trẻ

Hỏi: Chào bác sỹ. Con trai tôi năm nay 2 tuổi. Tôi đưa bé đi khám, bác sỹ bảo bé bị tắc lệ đạo. Tôi đã đưa bé đi thông tuyến lệ 2 lần, một lần lúc bé 5 tháng tuổi và lần còn lại khi bé tròn 1 tuổi. Sau 2 lần thông tuyến lệ, tình hình của bé vẫn không cải thiện. Bác sỹ bảo phải phẫu thuật thì bé mới có thể khỏi bệnh. Liệu bây giờ phẫu thuật cho bé có quá sớm và phẫu thuật như vậy có nguy hiểm không. Sau này, mắt bé có ảnh hưởng gì không? Mong bác sỹ tư vấn giúp tôi. (Thu Minh - Quảng Bình)

Trả lời:

BS Lê Việt Sơn - Trưởng Khoa Mắt, Bệnh viện Bạch Mai cho biết:

Chào bạn! Bé nhà bạn đang bị tắc lệ đạo bẩm sinh, với dị tật bẩm sinh này, cháu thường xuyên chảy nước mắt sống. Tắc lệ đạo bẩm sinh chiếm tỷ lệ khoảng 1% trẻ sơ sinh. Đa số các trường hợp tắc lệ đạo ở trẻ sẽ được thông khi bạn day, nắn vùng túi lệ kết hợp với kháng sinh nhỏ mắt. Trong trường hợp day, nắn túi lệ không khỏi, bạn nên đưa bé đến bệnh viện để bác sỹ thông lệ đạo. Tuy nhiên thông lệ đạo cho kết quả tốt nhất khi bé từ 4 - 6 tuổi.

Khi trẻ lớn hơn, sau 1 năm tuổi thì kết quả điều trị tắc lệ đạo bằng thông sẽ rất thấp. Bệnh nhân thường chờ đợi để có thể làm phẫu thuật, tạo nên đường thông lệ đạo mới. Trong phẫu thuật thông lệ đạo bác sỹ sẽ tạo một đường dẫn nước mắt mới, từ mắt sang mũi. Trong phẫu thuật nối thông lệ - mũi này, các bác sỹ có thể đặt ống silicon để giúp cho quá trình tạo đường thông mới dễ dàng hơn. Phẫu thuật sẽ giúp cho bệnh nhân hết chảy nước mắt, đồng thời hết viêm nhiễm, mủ nhầy ở túi lệ. Nếu không thể phẫu thuật tạo đường thông được, bác sỹ có thể cắt túi lệ để loại trừ ổ viêm tại mắt, tránh các biến chứng gây áp - xe (abscess) túi lệ. Tuy nhiên, sau khi cắt túi lệ, bệnh nhân sẽ bị chảy nước mắt suốt đời. 

Chỉ định phẫu thuật thông lệ đạo cho các bệnh nhân bị tắc lệ đạo rất hạn chế, nhất là trẻ em. Phẫu thuật thông lệ đạo với trẻ tương đối khó khăn do trẻ còn nhỏ. Vì vậy, nếu bạn có ý định phẫu thuật thông lệ đạo cho con, thì bạn nên chờ bé lớn lên. Phẫu thuật thông lệ đạo không ảnh hưởng gì tới mắt của bé sau này nên bạn có thể yên tâm.

Chúc con bạn mau chóng hết bệnh!

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị