Tại sao nỗi buồn lại khó quên đến vậy?

Sang chấn tâm lý sau tai nạn do ký ức quá sức chịu đựng của con người

Phòng tránh phản ứng tâm lý dây chuyền sau tiêm vaccine

Bệnh nhân ung thư cần được trấn an tâm lý

Gần 9 triệu người Việt mắc chứng rối nhiễu tâm lý

Gần 9 triệu người Việt mắc chứng rối nhiễu tâm lý

Tâm lý ảnh hưởng đến tình dục

Các nghiên cứu trên chuột thí nghiệm cho thấy cơ chế lưu lại những trải nghiệm đau buồn trong ký ức. Các nhà khoa học đã chặn các tín hiệu giữa các tế bào thần kinh của chuột và cho nó tiếp xúc với một xung điện nhẹ. Sau đó, họ quan sát các đường đi của xung điện trong não của chuột và thấy rằng các tế bào thần kinh khó có thể kết nối với nhau.

Nghiên cứu này khẳng định giả thuyết về một cơ chế thần kinh “mềm dẻo” mà Donnald Hebb đã đưa ra cách đây 65 năm. Giả thuyết này nói rằng khi bạn đối mặt với một chấn thương nào đó, chẳng hạn như cảnh những chiếc răng của một con chó đang ngập dần vào chân bạn, các tế bào thần kinh sẽ tạo ra những xung điện mạnh hơn bình thường, kết nối lại với nhau và lưu lại thành ký ức khó quên.

“Những phát hiện này sẽ có khả năng giúp các bác sỹ tìm ra cách tốt nhất để điều trị nhiều bệnh lý về tâm thần”, Lorenzo Diaz-Mataix – tác giả nghiên cứu cho biết.

Việc não ghi nhớ lại những chuyện khó quên có ý nghĩa tiến hoá, nhưng đôi lúc những ký ức là quá khủng khiếp và vượt sức chịu đựng của con người như các sang chấn tâm lý sau tai nạn. Đây cũng là nguồn gốc để các nhà khoa học tìm ra phương pháp điều trị tâm lý (PTSD) trong thời gian tới.

Tiêu Thạch H+ (Theo foxnew)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn