Mức đóng bảo hiểm xã hội sẽ được thay đổi vào đầu năm 2016
Cho mượn thẻ BHYT - Chớ có dại!
Bác sỹ phải đi xin từ thiện để cứu bệnh nhân không có bảo hiểm y tế
Lao động làm việc ở nước ngoài phải đóng bảo hiểm xã hội
Vợ miễn phí, mối lo của ông chồng bảo hiểm
Theo quy định của Luật Bảo hiểm Xã hội năm 2014, mức đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) sẽ thay đổi từ đầu năm 2016. Cụ thể từ 1/1/2016 đến năm 2017, tiền đóng BHXH sẽ dựa trên mức lương và phụ cấp ghi trong trong hợp đồng. Từ 1/1/2018 trở đi, người lao động đóng bảo hiểm dựa trên mức lương, phụ cấp và nhiều khoản bổ sung khác ghi trong hợp đồng lao động. Người lao động sẽ đóng 8% và doanh nghiệp đóng 18%, chiếm 26% thu nhập hàng tháng.
Hiện nay, nhiều chủ sử dụng lao động đóng BHXH theo tiền ghi trên hợp đồng trong khi mức tiền lương này thấp hơn thực tế. Ngoài ra, chủ doanh nghiệp còn chia thu nhập của người lao động ra thành nhiều khoản dẫn đến nghịch lý là phụ cấp lớn hơn lương. Số tiền này không được tính đóng bảo hiểm xã hội gây thiệt thòi cho người lao động, dẫn đến thất thu BHXH.
Việc đóng BHXH theo phương thức mới khắc phục được tình trạng trên, buộc doanh nghiệp phải đóng đúng theo tiền lương người lao động thực lĩnh. Mức đóng bảo hiểm cao thì cả doanh nghiệp và người lao động đều được lợi. Đóng bảo hiểm càng cao thì hương lưu sau này càng nhiều. Đối với doanh nghiệp, trả lương cao, đóng góp các khoản phúc lợi xã hội cao thì người lao động yên tâm làm việc, mang lại nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Tuy nhiên, khi được hỏi về quy định mới của BHXH về việc tăng mức đóng, chị Lê Thị Duyên (24 tuổi, Bắc Giang, làm công nhân trong một nhà máy may mặc) cho biết: "Tăng tiền đóng bảo hiểm thì mỗi tháng tôi còn nhận được bao nhiêu? Lương của tôi hiện giờ là 4 triệu/tháng. Tăng tiền đóng thêm nữa thì thật sự cuộc sống của tôi rất khó khăn".
Cùng chung nỗi lo với chị Duyên là anh Hưng (kế toán, Hà Nội) than thở: "Tiền đóng bảo hiểm tăng thế này thì nhà tôi phải quản lý lại chi tiêu rồi. Không chắt bóp chi tiêu, có khi lại thâm hụt".
Quy định về tăng mức đóng BHXH mang lại lợi ích cho người lao động sau này (cụ thể là tiền lương hưu sẽ cao hơn trước), nhưng thiết nghĩ các cơ quan chức năng cũng cần cân nhắc quy định, bởi nếu không quản lý chặt thì doanh nghiệp sẽ lách luật, trốn đóng hoặc không khai đúng các khoản phụ cấp tại đơn vị và cuối cùng thiệt thòi lại thuộc về người lao động.
Bình luận của bạn