Số phận những người bị bệnh bạch tạng đang bị đe dọa ở Tazania, châu Phi (Ảnh: Tanzania Universal Initiative Foundation)
Đám cưới của cô gái sắp chết vì bệnh bạch cầu
Phương pháp mới chữa bệnh bạch cầu
Bắt cóc thêm trẻ em để lấy đồ trang sức
Cô gái bắt cóc bé sơ sinh ở bệnh viện quận 7 để đem bán
Những người bị bệnh bạch tạng ở Tanzania đang bị "săn lùng ráo riết” bởi nhiều người mê muội vẫn tin rằng, bộ phận cơ thể của người bạch tạng sẽ mang lại may mắn. Nhiều người sẵn sàng trả 3.000 - 4.000 USD cho một cái chân hoặc tay và trả nhiều hơn với mức 75.000 USD cho toàn bộ cơ thể người bạch tạng.
Theo thống kê của giới chức Tanzania, có tới 74 vụ giết người, trong đó có 59 người sống sót nhưng mang thương tật suốt đời, thậm chí những người bị bạch tạng chết cũng không yên ổn, có tới 16 ngôi mộ bị đào lên và cướp xác.
Số phận của người bạch tạng tại Tanzania luôn gặp phải sự đe dọa (Ảnh: Harry Freeland)
Những vụ bắt cóc và cắt chân tay của người bị bệnh bạch tạng tại châu Phi
Bé gái Pendo Emmanuelle Nundi, 4 tuổi bị bệnh bạch tạng đã bị bắt cóc tại nhà vào tháng 12/2014, bố và chú của bé gái này bị bắt giữ vì có liên quan đến vụ bắt cóc. Chưa có kết luận cô bé còn sống hay đã chết dù cảnh sát đã nỗ lực tìm kiếm.
Cậu bé Mwigulu Matonange, 10 tuổi bị bạch tạng, trên đường từ trường về nhà cũng bị hai người đàn ông lạ mặt tấn công và cắt rời cánh tay trái. "Cháu bị dìm xuống như một con dê sắp giết mổ”, Matonange nói với kênh truyền thông IPP sau cuộc tấn công hồi tháng 2/2014.
Không chỉ bị đe dọa tính mạng, người bạch tạng tại đây khó có cơ hội đến trường (Ảnh: Harry Freeland)
Vào tháng 2/2013, một phụ nữ bị bệnh bạch tạng 38 tuổi đã bị chồng và bốn người đàn ông khác chặt tay bằng dao phay khi đang ngủ. Cô con gái 8 tuổi tận mắt chứng kiến cảnh bố mang theo cánh tay của mẹ mình rời khỏi phòng ngủ.
Peter Ash, nhà sáng lập quỹ từ thiện Same Sun cho biết, Tanzania là 1 trong 25 quốc gia nghèo nhất thế giới, vì vậy những người có đủ tiền để mua một phần cơ thể người bạch tạng với giá cao chỉ có thể là doanh nhân giàu có hoặc các chính trị gia.
Josephat Torner, nhà đấu tranh cho quyền lợi của người bạch tạng (Ảnh: Harry Freeland)
Chỉ trong 11 ngày hồi năm ngoái, đã có 5 vụ tấn công người bạch tạng ở Tanzania. Một cậu thanh niên bị bạch tạng 20 tuổi đã chết được tìm thấy trên thảm cỏ ở vùng ngoại ô của Dar Es Salaam, với cơ thể bị cắt xén. Ngày hôm sau, một người mẹ của bảy đứa trẻ cũng bị tấn công trong khu vực Tabora của Tanzania, và mất một cánh tay.
Bé Pendo Sengerema, 15 tuổi bị chặt mất cánh tay khi đang ăn tối với gia đình (Ảnh: Under the Same Sun)
Quan niệm may mắn khi có được bộ phận cơ thể của người bạch tạng
Một báo cáo của Liên Hợp Quốc cũng tiết lộ, các thợ mỏ sử dụng xương người bạch tạng như bùa hộ mệnh, hoặc sẽ chôn họ ở những nơi khoan vàng để mang lại may mắn tìm thấy vàng. Trong khi đó, những ngư dân mê muội thì tin rằng, nếu lấy được tóc của người bạch tạng đan vào lưới, sẽ giúp họ đánh bắt được nhiều cá hơn.
Không chỉ vậy, ở một số khu vực có núi lửa khi núi lửa phun trào người ta tin rằng đó là lúc thần núi nổi giận và chỉ có máu của những người bạch tạng mới xoa dịu được sự tức giận của thần núi. Vì thế những người dân châu Phi càng tin vào quyền năng kỳ diệu của những người bạch tạng.
Những người bị bạch tạng thường xuyên bị tấn công, bị chặt chân tay, thậm chí bị giết chết vì những kẻ tham lam và chính những người thân trong gia đình bán đứng, sát hại.
Hai cậu bé bên trong song sắt của trung tâm cho người bạch tạng. (Ảnh: Harry Freeland)
Mặc dù nạn chặt chém, buôn bán bộ phận người bạch tạng đang hoành hành, chỉ có 10 trường hợp là những kẻ chặt trộm bị xét xử nhưng họ hoàn toàn giữ kín thân phận người mua, cho dù bị kết án tử hình.
Hiện nay để đảm bảo an toàn nhất là trong mùa bầu cử, các trung tâm dành cho người bạch tạng đã được lập ra trên toàn Tanzania. Trong môi trường đó, người bạch tạng được đảm bảo an toàn hơn, nhưng mặt khác, họ hoàn toàn không nhận được sự quan tâm chăm sóc từ gia đình.
Năm 2014, chính quyền Tanzania phát động chiến dịch gây quỹ xây dựng chương trình thuyết phục các cộng đồng từ bỏ quan niệm mê tín và chấm dứt tấn công người bạch tạng. Tuy nhiên, chương trình chỉ tập trung ở các thành phố lớn.
Bạch tạng là một bệnh di truyền mà bệnh nhân hoàn toàn không có sắc tố trong da, tóc và mắt. Các chuyên gia cho biết, tỷ lệ mắc bệnh khá cao 1/1.400 tại Tanzania, thường là kết quả của giao phối cận huyết ở khu vực vùng sâu vùng xa và nông thôn. Ở phương Tây tỷ lệ này là 1/20.000.
Bình luận của bạn