Những triệu chứng khó chịu khi mang thai giải quyết thế nào đây?
Ốm nghén: Hiệp hội Sản Phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG) khuyến cáo nên bổ sung từ 10 - 25 mg vitamin B6, 3 – 4 lần/ngày để giảm các triệu chứng ốm nghén như nôn, buồn nôn.
Mệt mỏi: Thiếu sắt là nguyên nhân chủ yếu gây ra mệt mỏi ở phụ nữ mang thai. Nên hỏi bác sỹ về liều lượng sắt cần thiết cho cơ thể. Bên cạnh đó, thường xuyên ăn rau và trái cây giàu vitamin C để tăng cường khả năng hấp thu sắt của cơ thể.
Để tăng năng lượng và trao đổi chất: Có thể bổ sung thêm Vitamin B, magne, vitamin D, các acid béo omega-3 và iod.
Táo bón: Việc bổ sung sắt trong thời kỳ mang thai cũng có thể khiến bà bầu bị táo bón. Lúc này, hãy bổ sung thêm vitamin C để cải thiện sự hấp thu sắt, từ đó ngăn ngừa táo bón.
Bệnh trĩ: Ăn nhiều rau xanh và trái cây, uống nhiều nước, bôi vitamin E tại chỗ có thể giúp giảm đau, rát và ngứa.
Đau lưng: Bổ sung magne có thể giảm đau hiệu quả hoặc ngâm cơ thể trong bồn tắm nước ấm với muối Epsom để thư giãn, giảm căng cơ bắp.
Bổ sung vitamin C cũng có thể giảm đau lưng khi mang thai (4.000mg/ngày trong tam cá nguyệt đầu tiên, 6.000mg/ngày trong tam cá nguyệt thứ hai và 10.000 - 15.000mg/ngày trong tam cá nguyệt thứ ba).
Chuột rút: Bổ sung magne, vitamin C, calci, selen và kẽm. Có thể xem xét bổ sung liều thấp vitamin E theo chỉ định của bác sỹ.
Đau nửa đầu: Bổ sung vitamin D, riboflavin (vitamin B2), CoQ10 và niacin (vitamin B3).
Chảy máu nướu: Bổ sung vitamin C có thể giúp ngăn chặn hoàn toàn vấn đề chảy máu chân răng.