Chuyện xảy ra ở trạm y tế xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh (TP.HCM), một bác sĩ xem sổ chích vắc xin của trẻ không kỹ nên chích nhầm từ vaccine ngừa bệnh sởi thành vaccine Quinvaxem.
Theo lời kể của chị Đào Thị Thu Nhạn (TP.HCM), ngày 18/12, con chị là cháu Lê Nhất An (9 tháng tuổi) được bà đưa đến trạm y tế xã Vĩnh Lộc A tiêm chủng theo chương trình mở rộng quốc gia.
Nhưng thay vì cháu được tiêm vaccine ngừa bệnh sởi, cán bộ trạm y tế xã này đã tiêm cho cháu vaccine Quinvaxem.
Ngày 19/12, khi gia đình lấy sổ chích ngừa của cháu ra xem lại và phát hiện sai sót tiêm nhầm vaccine nên gọi điện ngay cho trạm y tế xã Vĩnh Lộc A hỏi lại thì được một nhân viên ở đây trả lời: “Có thể lúc đó đông quá nên đóng nhầm dấu, thực tế chích đúng vaccine”.
Bác sĩ tiêm nhầm vaccine cho trẻ rồi thách thức người nhà bệnh nhân. Ảnh minh họa
"Sáng 20/12, do lo lắng, tôi lên trạm y tế xã hỏi rõ, thì bác sĩ Phan Thanh Tùng trả lời: “Tiêm Quinvaxem là đúng rồi vì chưa tiêm đủ liều”. Tôi liền lật trang trước của sổ chích ngừa ra, chỉ cho bác sĩ thấy con tôi đã tiêm đủ ba liều Infarix Hexa (phòng cùng lúc sáu loại bệnh - PV) thì bác sĩ Tùng nói gọn lỏn: “Chị đi thưa đi”!, chị Nhạn kể lại.
Trước những thông tin này, Trung tâm Y tế dự phòng Bình Chánh đã kiểm tra sự việc và yêu cầu các bác sĩ liên quan giải trình. Theo giải trình của bác sĩ, trước đó bé Lê Nhất An đã tiêm tại trạm y tế xã Vĩnh Lộc A một mũi Quinvaxem (phòng cùng lúc năm loại bệnh - PV) và một mũi BCG.
Do một thời gian dài vaccine Quinvaxem bị ngưng sử dụng, gia đình đã đưa bé đến một trung tâm y tế dự phòng quận khác tiêm ba mũi Infarix (phòng cùng lúc sáu loại bệnh). Trung tâm này cũng không kiểm tra kỹ nên thay vì chỉ tiêm thêm hai mũi thì lại tiêm cho cháu ba mũi Infarix.
Và các bác sĩ tại Trung tâm này đã viện lí do là vì tổ tiêm chủng sau khi tư vấn và xem sổ sức khỏe đã không lật hết các trang xem kỹ cháu An đã tiêm phòng thế nào mà chỉ xem một trang do bà của cháu lật ra.
Còn về sai sót chuyên môn và thái độ ứng xử, bác sĩ Tùng đã nhìn nhận sai sót và xin rút kinh nghiệm về thái độ ứng xử với gia đình cháu An. Trung tâm Y tế dự phòng Bình Chánh cũng đã đến trạm y tế xã Vĩnh Lộc A kiểm tra, nhắc nhở thực hiện nghiêm việc tổ chức tiêm ngừa đúng quy định và chấn chỉnh thái độ giao tiếp, ứng xử không hay với người nhà bệnh nhi.
Nhớ lại trước đó, ngày 20/7, tại Bệnh viện đa khoa huyện Hướng Hóa, 3 cháu bé sơ sinh đã tử vong sau khi đi tiêm vaccine viêm gan B.
Theo báo cáo của Bệnh viện Đa khoa huyện Hướng Hóa, các cháu bé tử vong nghi do “sốc phản vệ” sau khi tiêm thuốc.
Nỗi đau mất con của gia đình có trẻ bị tiêm nhầm thuốc co bóp tử cung
Ngày 29/7, ông Trần Văn Thành, Giám đốc Sở Y tế Quảng Trị cho biết đã ra quyết định tạm đình chỉ công tác đối với bác sĩ Lê Thị Kim Phượng và nữ hộ sinh Nguyễn Thị Hải Thuận. Hai người này đã trực tiếp khám, xử lý tiêm vaccine viêm gan B cho 3 em bé sơ sinh dẫn đến các cháu tử vong.
“Hai cán bộ đã có sai sót trong quá trình thực hiện tiêm chủng theo quyết định của Bộ trưởng Y tế ban hành về sử dụng vaccine, sinh phẩm y tế trong dự phòng và điều trị”, theo ông Thành.
Đoàn công tác của Bộ Y tế cho rằng Bệnh viện đa khoa Hướng Hóa có những sai phạm như bảo quản vaccine chưa đúng quy định, không ghi chép hàng ngày; không lưu vỏ, lô theo quy định; không triển khai tiêm tại phòng tiêm riêng mà tiêm tại phòng bệnh; để vaccine cùng với sinh phẩm khác.
Thế nhưng, cho đến nay, công tác kiểm tra, xác minh của Bộ Y tế vẫn chưa làm rõ được nguyên nhân.
Ngày 18/4, tại Trạm Y tế phường Thanh Xuân Bắc (Hà Nội), đã có trường hợp trẻ tử vong sau khi tiêm vaccine Infanrix hexa, có tác dụng phòng 6 bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan B, bại liệt và các bệnh do vi khuẩn HiB, nhất là viêm màng não mủ. Bác sĩ khẳng định trước khi đến đây tiêm, em bé hoàn toàn khoẻ mạnh và không có tiền sử gì đặc biệt.
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin
Bình luận của bạn