Tìm ra chất kháng coronavirus gây bệnh đường hô hấp

Các nhà nghiên cứu Thụy Sĩ và Thụy Điển thông báo rằng họ đã phát hiện ra một chất có khả năng chống lại coronavirus, chủng virus chưa có thuốc đặc trị tại thời điểm này. Coronavirus là chủng virus có dạng vòng, quan sát dưới kính hiển vi. Virus này là nguyên nhân thường gặp của các bệnh lý mức độ từ nhẹ đến trung bình của đường hô hấp trên ở người, ở thú vật, thường gây bệnh ở hệ hô hấp, hệ tiêu hoá, bệnh gan và hệ thần kinh. Coronavirus có thể tốn tại trong môi trường bình thường trong thời gian khoảng 3 giờ đồng hồ.


Ảnh minh họa

Nhóm các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Bern (Thụy Sĩ), đứng đầu là Volker Thiel, được giao nhiệm vụ tìm ra các chất ức chế coronavirus, theo báo cáo của cơ quan Thụy Sĩ ATS. Họ quan tâm đến chất K22, lành tính và có khả năng chống lại coronavirus, chủng virus gây ra triệu chứng cảm lạnh ở người. Các thí nghiệm khác cho thấy rằng chất K22 có tác dụng trong việc chống lại tất cả các chủng coronavirus, thậm chí chống lại những tác nhân gây bệnh nguy hiểm của bệnh SARS (hội chứng hô hấp cấp tính nặng) và MERS (hội chứng hô hấp Trung Đông). K22 ức chế chủng conoravirus sao chép trong các tế bào bao phủ hệ thống hô hấp người, các nhà nghiên cứu cho biết ngày 29/5 trên tờ tạp chí chuyên ngành PLoS Pathogens.


Các nhà khoa học giải thích cơ chế hoạt động, trong đó nêu bật tác dụng tấn công chống lại coronavirus của chất K22. Bởi vì ở giai đoạn đầu xâm nhập, conoravirus được nhân lên trong các tế bào chủ của con người. Để sinh sản, virus tách màng các tế bào của con người để chiếm cho mình một "lô cốt" trong đó và bắt đầu tiến hành vận hành "máy móc" của mình để nhân bản. K22 có khả năng vô hiệu hóa quá trình này. "Các kết quả khẳng định rằng việc xâm nhập và sử dụng màng tế bào chủ một bước quan trọng trong vòng đời của virus", các nhà nghiên cứu cho biết. Công trình nghiên cứu của họ cho thấy rằng "quá trình này rất nhạy cảm và có thể được vô hiệu hóa bởi các loại thuốc kháng virus".


Thành công tiền lâm sàng


Tại thời điểm này, việc phát hiện ra chất K22 (chất kháng conoravirus) chế độ hoạt động của chất này mới chỉ thu được các kết quả khả dĩ tiền lâm sàng trong phòng thí nghiệm, các nhà nghiên cứu nhấn mạnh. Trước diễn biến mới đây của bệnh dịch SARS MERS, cần nhanh chóng, theo các nhà khoa học, đầu tư nghiên cứu phát triển các loại thuốc chống lại coronavirus.


Chủng coronavirus MERS (hay còn gọi là MERS-CoV)có độc lực mạnh, mang “bản chất” của virus gây hội chứng viêm đường hô hấp cấp tính nặng (SARS). Nhiễm coronavirus gây bệnh cảnh nặng, tiến triển nhanh,bệnh nhân có thể mau chóng tử vong hơn SARS nhưng nhưngbệnh này khó lây hơn SARS. Vào giữa tháng 5 năm nay, các chuyên gia được Tổ chức y tế thế giới (WHO)triệu tậpđến Geneva(Thụy Sĩ) cho biết tình trạng bệnh nhân mắc bệnh coronavirus MERS trở nên nặnghơn nhưngchưa công bố tình trạng khẩn cấpcủa bệnh này trên phạm vi toàn cầu.


Tại Ả Rập Saudi, theo báo cáo mới nhất ngày 29/5 vừa qua, đã có 538 trường hợp nhiễm MERS coronavirus, trong đó có 187 ca tử vong. Đây là ổ dịch đầu tiên của căn bệnh này xuất hiện từ năm 2012. Cũng theo báo cáo này, Iranđã xác định ca tử vong đầu tiên và 6 trường hợp nhiễm bệnh khác.

Cũng theo Tổ chức y tế thế giới, chủng coronavirus MERS đã lan ra tới 16 quốc gia thuộc các khu vực Trung Đông, châu Âu, Bắc Phi, châu Á và Mỹ. Hơn nữa, trong số các trường hợp mắc, cơ quan y tế đã ghi nhận không ít ca bệnh là nhân viên y tế trong nhiều chùm ca bệnh ở Saudi Arabia và Jordan, điều này cho thấy loại virus này lây lan từ người sang người trong phạm vi hẹp và có thể lan rộng tại nhiều nơi.

Các nghiên cứu cho thấy, phần lớn bệnh nhân nhiễm MERS-CoV thường có biểu hiện nhiễm trùng đường hô hấp cấp, gồm sốt trên 38C, ho, khó thở, tổn thương nhu mô phổi (viêm phổi hoặc hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển) ở các mức độ khác nhau và kèm theo hội chứng suy thận cấp. Đáng lưu ý, nhiều trường hợp nhiễm MERS-CoV nhưng không có biểu hiện triệu chứng. Phần lớn bệnh nhân nhiễm MERS-CoV bị viêm đường hô hấp cấp tính nặng và khoảng 50% trong số đó có biến chứng nặng và tử vong. Hầu hết các độ tuổi đều có khả năng bị nhiễm MERS-CoV nhưng các trường hợp mắc là người già, nam giới, người có bệnh mãn tính kèm theo thường có nguy cơ cao hơn.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin