Sai lầm cực lớn của cha mẹ: Cấm con ăn bim bim, bánh kẹo và uống nước ngọt có ga

Ngày càng có nhiều bố mẹ hiểu rõ những tác hại mà bim bim, nước ngọt, đồ ăn nhanh, bánh kẹo và khắt khe cấm đoán con.

​Tại sao không cần nêm muối vào thức ăn dặm của bé?

Đầy hơi, khó tiêu kéo dài: Chớ xem thường!

6 cách lựa chọn thức phẩm lành mạnh khi đi ăn hàng

Tự chế đồ ăn vặt thơm ngon, lành mạnh với 4 loại rau củ

Ngày càng có nhiều bố mẹ hiểu rõ những tác hại mà bim bim, nước ngọt, đồ ăn nhanh, bánh kẹo đối với sức khỏe của trẻ nhỏ, tuy nhiên, do chưa biết cách xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh cho con mà lại cấm đoán con quá khắt khe nên khiến cho trẻ càng cảm thấy thèm thuồng và có nhu cầu ăn các đồ ăn độc hại đó.
Nhiều nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu ở Anh, Mỹ và Nhật đều chỉ ra rằng, trẻ càng bị cấm đoán ăn một món thực phẩm càng có xu hướng thèm ăn món đó ngay cả khi bé không bị đói. (Ảnh minh họa)
Theo một thông tin được trích trong cuốn sách "Secrets of the World's Healthiest Children"của tác giả Naomi Moriyama và William Doyle, tháng 12/2011, một nghiên cứu trên tờ Appetite mang tên "Phát triển thói quen ăn uống lành mạnh cho trẻ từ bé: Bằng chứng và những chỉ dẫn chọn lọc nhất", các nhà nghiên cứu đã phân tích những thông tin và việc khuyến khích thói quen ăn uống lành mạnh cho trẻ từ khi bắt đầu ăn dặm cho đến 3 tuổi. Họ đã nhận thấy rằng khi cha mẹ đưa ra những quy định chung một cách dân chủ, tạo bầu không khí thư giãn, tích cực khi ăn uống, trẻ sẽ có thể xây dựng được thói quen ăn uống lành mạnh. Đồng thời, các nghiên cứu cũng cho thấy "sự áp đặt thái quá từ phía cha mẹ như áp lực hay hạn chế là nguyên nhân dẫn đến những hậu quả tiêu cực.
Điều này cũng đúng đối với việc bạn muốn rèn con ăn nhiều hơn một loại thực phẩm lành mạnh nào đó, các bố mẹ thường hay mắc sai lầm khi tạo ra quá nhiều áp lực đối với trẻ bằng những câu như: Con không ăn rau thì mẹ không yêu đâu; Ăn nhiều cơm mà không ăn rau con sẽ bị béo lắm đấy; Ăn thêm một miếng cà rốt nữa nhé, lát mẹ sẽ con ăn xoài tráng miệng... Bố mẹ nên hiểu rằng, ăn uống là một niềm vui mà trẻ cần cảm thấy là chúng được hưởng thụ hàng ngày, và việc bố mẹ chỉ trích, chê bai, cấm đoán những thực phẩm không lành mạnh là hoàn toàn sai lầm.
Trách nhiệm của bố mẹ là lựa chọn cho con những món ăn lành mạnh và việc của con là quyết định sẽ ăn bao nhiêu và ăn như thế nào.
Theo đó, việc trẻ bị ép buộc phải ăn rau củ quả và bị cấm ăn bim bim, đồ ngọt... đều sẽ mang lại những ảnh hưởng rất tiêu cực, càng cấm đoán thì trẻ lại càng thèm khát, càng ép uổng thì trẻ sẽ lại càng chán ghét. Nguy hiểm hơn là kéo dài điều này sẽ rất dễ khiến trẻ bị thừa cân, béo phì, điều này đã được chỉ ra trong một nghiên cứu có tên "Nguyên nhân béo phì ở trẻ em" đăng trên tờ báo y khoa Pediatric Clinics off North America tháng 12/2011.
Điều bố mẹ nên làm là dạy con biết cách tận hưởng niềm vui ăn uống và biết cách lựa chọn những đồ ăn tốt, hạn chế những món ăn có hại cho sức khỏe của mình một cách linh hoạt. Đó cũng là cách mà rất nhiều bà mẹ Nhật như tác giả Naomi của cuốn sách "Secrets of the World's Healthiest Children" đã sử dụng để hướng dẫn và dạy cho con một thói quen ăn uống sinh hoạt lành mạnh, chứ không hề dùng quyền lực để ép buộc.
Dưới đây là những bước mà các bố mẹ có thể học tập và tham khảo:
- Đừng tích trữ nước ngọt có ga, bánh kẹo, bim bim hay các thực phẩm "rác" khác ở trong nhà, thay vào đó, hãy cất trữ những thực phẩm lành mạnh để trẻ có thể ăn những khi đói như các loại hạt hay hoa quả sấy khô.
- Hãy học cách tin tưởng con khi con nói mình đang thật sự đói hay no.
- Bố mẹ là người quyết định lựa chọn thực phẩm lành mạnh cho con, nhưng con mới là người quyết định sẽ ăn cái gì, ăn bao nhiêu và ăn như thế nào, hay thậm chí là có ăn hay không.
- Không nên ép con ăn hết khẩu phần, hãy điều chỉnh khẩu phần ăn phù hợp với khả năng dung nạp của con hơn vào các bữa ăn sau.
- Thay vì cấm đoán triệt để con ăn một loại thực phẩm nào đó, hãy tập cho con thói quen ăn nó một cách điều độ và linh hoạt. Quy định nằm trong tay bố mẹ, hãy luôn nhớ điều đó và một tháng bạn cho con ăn kem 1, 2 lần vào những dịp đặc biệt tốt hơn rất nhiều việc bạn cấm bé không bao giờ được động tới món đó.
- Nên chuẩn bị đồ ăn cho con vào những bát đĩa nhỏ, không nên quá to để dễ dàng điều chỉnh khẩu phần ăn của trẻ.
- Bố mẹ hãy nêu gương bằng cách thực hành thói quen ăn uống lành mạnh hàng ngày.
- Duy trì thời gian vận động thể chất phù hợp cho trẻ hàng ngày cũng là một chìa khóa quan trọng giúp trẻ ăn uống ngon miệng hơn.
Một lần nữa, bố mẹ cần nhớ rằng, thói quen ăn uống lành mạnh cần phải được xây dựng và nuôi dưỡng từ nhỏ, ngay từ khi trẻ bắt đầu ăn dặm và điều quan trọng nhất đối với trẻ là việc ăn uống có phải là một niềm vui mà trẻ được khám phá mỗi ngày hay không, chứ không phải bố mẹ ép trẻ ăn được bao nhiêu thức ăn. Hãy học cách thư giãn và tận hưởng niềm vui ăn uống cùng con mỗi ngày.
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Xã hội