Bác thông tin lợn chết do uống phải nước nhiễm mặn

Lợn chết tại huyện Mỏ Cày Nam (Bến Tre)

Người dân hoang mang vì nước sạch có… sinh vật lạ

Người Sài Gòn lo thiếu nước ngọt vì mặn xâm nhập

Công trình hơn chục tỷ đồng dở dang, hàng nghìn người thiếu nước sinh hoạt

Hà Nội: Biết độc, dân vẫn phải khoan nền nhà lấy nước ăn

Theo Chi cục Thú y tỉnh Bến Tre, sau khi các cơ quan truyền thông, chính quyền địa phương thông tin có chính sách hỗ trợ thiệt hại vật nuôi chết do mặn, đã có nhiều người dân đến khai báo lợn bị chết. Sau đó, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm Khuyến Nông, Chi cục Thú y tỉnh đi khảo sát và xác định, các trường hợp người dân báo trên không phải là do nước mặn gây ra.

Bởi khi người dân báo lợn bị chết do uống phải nước mặn, cơ quan chức năng đã xuống kiểm tra và máy đo độ mặn cho thấy nước chung quanh khu vực nuôi vẫn còn trong ngưỡng cho phép. Đến thời điểm này, tuy không có trường hợp gia súc, gia cầm chết do uống phải nước mặn nhưng việc gia súc, gia cầm bị tiêu chảy và các bệnh ngoài da trong lúc đỉnh điểm hạn mặn là có. Do đó, ngành chức năng đã hướng dẫn người dân pha nước ngọt với nước mặn cho gia súc, gia cầm uống.

Theo ông Nguyễn Văn Bé - Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Bến Tre, phần lớn người dân ở các vùng trên địa bàn tỉnh đã sống quen với hạn, mặn nên đã chủ động phòng ngừa, khoan giếng ngầm, đi đổi nước ngọt về dự trữ cho vật nuôi uống. Hơn nữa, chính quyền địa phương cũng đã dự báo sớm về những tác động tiêu cực của thời tiết cho người dân nắm rõ.

Được biết, tỉnh Bến Tre có trên 450.000 con lợn, trong đó tập trung nhiều nhất ở huyện Mỏ Cày Nam (hơn 250.000 con) và khoảng 150.000 con bò, nhiều nhất ở huyện Ba Tri (trên 80.000 con…).

Trước đó, người chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh Bến Tre điêu đứng do lợn bị chết hàng loạt. Một số hộ dân cho rằng do lợn uống nước mặn nên mới xảy ra tình trạng tiêu chảy rồi chết như vậy.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Xã hội