Xe chở lợn chết, lợn thải loại trên đường vận chuyển ngược về nội địa đến địa phận tỉnh Cao Bằng thì bị tai nạn và bị tạm giữ.
Trung Quốc không mua, dân Việt chia nhau ăn xác lợn chết thâm đen
Lào Cai: Ăn thịt lợn chết, 3 người nhập viện
Phân biệt thịt lợn sạch với thịt lợn bẩn, lợn chết
Kinh hãi với 101 cách chế biến lợn chết, bệnh
Để tiết kiệm chi phí, các thương lái đã lựa chọn phương án vứt bỏ những con lợn chết xuống dọc đường hoặc xuống sông, suối gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Nhiều thương lái còn cố vớt vát bán rẻ cho người dân dọc đường hoặc đem ngược trở lại nội địa tiêu thụ.
“Cháy nhà ra mặt chuột”
Ngày 12/4 trên quốc lộ 3, đoạn qua phường Ngọc Xuân, TP. Cao Bằng, chiếc ôtô tải mang biển kiểm soát 12C-024.79 chở hơn 1 tấn lợn thịt đã bất ngờ lật khiến toàn bộ số lợn cả chết lẫn sống văng la liệt ra đường. Chuyện sẽ chẳng có gì đáng nói nếu như ngay sau đó, các cơ quan chức năng địa phương không sớm vào cuộc và xác định đây chính là một trong những chuyến xe bị phía Trung Quốc từ chối nhập khẩu. Để gỡ gạc, lái xe đã theo lệnh của chủ hàng, chở ngược số lợn kể trên về TP. Cao Bằng và các huyện lân cận tìm cách tiêu thụ. Tuy nhiên trên đường đi, do xe bị mất phanh nên lái xe đã buộc phải lao vào một gara ôtô vắng chủ để hãm xe khiến xe lật nhào.
Tiếp đó, trưa 14/4, lực lượng cảnh sát môi trường (Công an tỉnh Cao Bằng) đã bắt quả tang một cơ sở chế biến lợn nghi là ốm, chết tại tổ 12 phường Đề Thám, TP. Cao Bằng. Tại thời điểm kiểm tra, cơ quan này đã phát hiện 4 con lợn thương phẩm bị mổ phanh trong tình trạng thịt đã thâm đen, bốc mùi hôi thối và 20kg thịt khác trong tủ lạnh cũng đã có dấu hiệu phân hủy. Chủ cơ sở giết mổ là bà Nghiêm Thị Thuyết (SN 1979 tại Vĩnh Phúc) đã không xuất trình được các giấy tờ liên quan đến nguồn gốc số thịt này.
Hai trong số sự việc nghiêm trọng trên chỉ là “bề nổi của tảng băng”, là những gì đã bị phát giác sau khi báo chí đăng tải bài viết “Hàng chục xác lợn tím tái, thâm đen bị lấy về ăn”, phản ánh việc một doanh nghiệp đã đổ trộm khoảng 50 xác lợn chết xuống địa bàn xã Khánh Xuân, huyện Bảo Lạc rạng sáng 9/4. Sau đó, do khó khăn về kinh tế và hiểu biết hạn chế, nên người dân địa phương đã đem lợn về xẻ thịt, sử dụng và bán ra thị trường.
Trước thực tế đó, ngày 14/4, Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng, ông Hoàng Xuân Ánh, đã có công điện khẩn số 02/CĐ-UBND về kiểm tra, giám sát việc xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn, đặc biệt là việc xuất khẩu lợn qua biên giới. Theo đó, công điện yêu cầu UBND huyện Bảo Lạc chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, phối hợp với các lực lượng chức năng trên địa bàn triển khai ngay việc kiểm tra hiện trường, tiến hành thu gom để tiêu hủy, tránh việc tiêu thụ ra thị trường; Tiến hành phun thuốc, khử trùng tiêu độc, vệ sinh môi trường, phòng, chống các dịch bệnh lây lan; Xác nhận và báo cáo cụ thể sự việc trên về UBND tỉnh; Đồng thời đánh giá mức độ nguy hại, ảnh hưởng của vụ việc để có những biện pháp xử lý, tránh gây hậu quả đáng tiếc xảy ra. Cùng với đó, Công an tỉnh Cao Bằng phối hợp với UBND huyện Bảo Lạc và các cơ quan chuyên môn, đơn vị chức năng liên quan tổ chức điều tra, xác định đơn vị có hành vi đổ lợn chết xử lý nghiêm theo pháp luật. Công điện cũng yêu cầu UBND huyện Bảo Lạc, các lực lượng chức năng trên địa bàn tổ chức kiểm điểm trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan đối với vụ việc nêu trên (bao gồm cả công tác báo cáo không kịp thời với cơ quan cấp trên), báo cáo về UBND tỉnh trước ngày 19/4/2016 để xem xét, quyết định.
Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Xuân Ánh cũng yêu cầu các cơ quan chức năng địa phương tăng cường kiểm tra, kiên quyết và triệt để hơn trong việc xử lý các trường hợp vi phạm và cố tình vi phạm về các vấn đề xuất nhập khẩu hàng hóa lĩnh vực nông sản, thực phẩm, gia súc, gia cầm... trên địa bàn tỉnh; Đề xuất, ban hành các chế tài pháp lý để xử phạt nghiêm khắc đối với các trường hợp sản xuất, vận chuyển, buôn bán, chế biến vi phạm các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm tuỳ theo mức độ cụ thể.
Những vụ tai nạn kiểu này không hiếm gặp ở Cao Bằng. |
Cũng liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Công Chính - Chi Cục phó Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Cao Bằng cho biết chi cục đã thanh, kiểm tra rất chặt chẽ các xe chở gia súc qua địa bàn. Tuy nhiên, khi ra đến cửa khẩu lợn bị thải loại, thương lái lại đem cho dân, hoặc vứt trộm dọc đường nên rất khó kiểm soát.
“Tới đây, lực lượng quản lý thị trường sẽ tích cực phối hợp cùng các lực lượng chuyên ngành khác để tăng cường tuần tra kiểm soát hàng hóa ngay từ cửa khẩu, trên đường vận chuyển ra biên giới. Đặc biệt là giám sát chặt chẽ các sản phẩm ở các chợ, cơ sở giết mổ,... đảm bảo thị trường tiêu dùng lành mạnh, không để xảy ra tình trạng gia súc ốm chết bị bán ra thị trường, tránh để xảy ra lây lan bệnh dịch trên địa bàn tỉnh”, ông Chính nói.
Theo tìm hiểu của PV, việc các thương lái cho hoặc bán lại lợn ốm, chết cho người dân địa phương không phải hiếm gặp ở Cao Bằng. Xác nhận thông tin này với PV, anh T.H - một người dân sống gần khu vực chợ Xanh (TP. Cao Bằng) cho biết, nhiều hơn một lần anh đã tận mắt chứng kiến những cuộc giao dịch tương tự. Thịt của những con lợn bị chết trước khi giết thịt có màu thâm sẫm, không khó để phân biệt nhưng do ham rẻ, nhiều người dân địa phương - phần lớn là người nghèo vẫn mua về để sử dụng. Còn mỡ của loại lợn này cũng được lọc để rán lấy mỡ nước. Thị trường chủ yếu của những loại thực phẩm này là các phiên chợ quê, chợ huyện.
Bình luận của bạn