Bí quyết chi tiêu siêu tiết kiệm dịp Tết

Tự làm đồ ăn cho Tết giúp tiết kiệm chi phí

Bánh dày nhân đậu đỏ - hương vị mới cho Tết này

Chị em công sở trổ tài với đồ Tết handmade

Hà Nội có hơn 1.000 lễ hội sau Tết

Muôn hình vạn trạng tiền hình khỉ lì xì Tết Bính Thân

Lên danh sách đồ cần mua

Đây là bước đầu tiên bạn cần làm trước khi đi mua sắm. Hầu hết chị em đều cảm thấy cần phải mua rất nhiều thứ, dù không cần thiết. Để tránh việc chi tiêu quá đà, bạn cần xác định danh mục hàng hóa và dự trù ngân sách hợp lý cho các khoản quà cáp tiền mừng tuổi, mua sắm đồ dùng… 

Chị Ngọc Lan (Thanh Xuân) chia sẻ về kinh nghiệm mua sắm Tết của mình: "Là phụ nữ ai cũng rất hứng thú với chợ Tết, siêu thị giảm giá hàng loạt các mặt hàng cuối năm, những cũng phải nhìn lại khả năng tài chính của mình để chi tiêu hợp lý. Tôi thường viết ra một danh sách những thứ cần mua để không bị vỡ kế hoạch, phải quyết tâm cao để không bị cuốn hút bởi những món hàng hấp dẫn. Phải tiết kiệm hết mức để vừa túi tiền".

Nên xác định những đồ cần mua trước khi đi sắm Tết

Nếu cần đi xa hãy mua vé trước

Nếu có kế hoạch về quê, đi xa trong dịp Tết, bạn nên mua vé từ sớm, bởi cận ngày đi mới mua vé thì giá vé sẽ cao hơn. Nếu không có thời gian và điều kiện săn vé rẻ, hãy nhờ bạn bè hoặc người quen biết chỗ mua vé rẻ.

Sắm Tết sớm

Trong những ngày gần Tết, nhiều hàng hóa như bánh kẹo, chè, mứt, hoa quả khô, măng miến… thường tăng giá do sức mua tăng lên. Vì vậy, bạn nên mua những đồ bảo quản và dự trữ được lâu như bánh kẹo, quà Tết, đồ trang trí, rượu bia… trước Tết. Tuy nhiên bạn nên xem kỹ hạn sử dụng các sản phẩm, tránh mua phải hàng hết hạn sử dụng trước Tết.

Nên mua sắm một số đồ khô trước Tết để tiết kiệm chi tiêu

Tự làm một số đồ ăn cho Tết

Các loại thực phẩm Tết như dưa hành, bánh quy, giò, bánh chưng, mứt Tết, rau mầm… khá dễ làm. Chị em có thể tìm kiếm công thức trên mạng, chế biến khi rảnh rỗi, chia nhỏ và dự trữ nhiều tuần trong ngăn đá tủ lạnh. Cách làm này không chỉ tiết kiệm chi phí mà còn đảm bảo vệ sinh, cho cả gia đình ăn Tết an toàn.

Chị Thanh Huyền (kế toán một công ty xây dựng) mỗi năm thường động viên gia đình cùng làm các món ăn dịp Tết như bánh chưng, giò, mứt Tết. Theo chị, "cả nhà quây quần ngồi gói bánh chưng rất vui lại tiết kiệm khá nhiều. Hơn nữa, đồ tự làm rõ ràng đảm bảo an toàn hơn, tuy hơi mất thời gian và công sức".

Mứt Tết tự làm sẽ an toàn và tiết kiệm hơn mua ngoài chợ

Ra các chợ đầu mối hoặc nhờ gia đình gửi đồ ở quê 

Ở các chợ đầu mối, giá cả các mặt hàng thường thấp hơn so với các chợ cóc và siêu thị. Nếu bạn muốn tiết kiệm, hãy chịu khó đi đến các chợ đầu mối hoặc nhờ gia đình, họ hàng ở quê gửi đồ lên.

Tham khảo ý kiến của người thân, bạn bè trước khi đi sắm Tết 

Trước khi đi sắm Tết, bạn nên tham khảo ý kiến của người thân hoặc bạn bè về giá cả, chất lượng, nơi mua. Điều đó sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan, sáng suốt khi đi mua hàng, tránh được trường hợp mua phải hàng đắt, hàng kém chất lượng. 

Dịp Tết Nguyên đán luôn là thời điểm tiêu tốn tiền bạc nhiều nhất của hầu hết mọi gia đình. Vì vậy, việc đảm bảo chi tiêu sao cho hợp lý, tiết kiệm là một vấn đề trăn trở, đòi hỏi chị em phải biết cách sắp xếp chu đáo. 

7 tháng, bị động kinh. Vậy phải uống thuốc bao lâu? Động kinh có được lái xe không? Kiêng cữ gì?  - See more at: http://medicare.health.vn/cong-dong/tai-lieu/tong-hop-cau-hoi-cua-benh-nhan-ve-benh-dong-kinh#sthash.dBVzSQD8.dpuf
Thanh Tú H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Xã hội