Những con bò bị lột da sống để "phục vụ" ngành thời trang
Có gì trong chai nước mắm công nghiệp?
Cách phân biệt để không mua phải trứng gà tẩy trắng bằng acid
Uống rượu ngoại chưa kịp... oai đã lo ngộ độc
Dự đoán 10 xu hướng ngành công nghiệp chăm sóc sức khỏe
Việt Nam sẽ có nhà máy sản xuất vaccine quy mô công nghiệp
Trước khi bị biến thành thắt lưng và túi xách thời trang, rất nhiều loại động vật đã phải trải qua những giờ phút kinh hoàng trong các xí nghiệp chăn nuôi như bị giam trong những cái chuồng bẩn thỉu, bị thiến mà không có thuốc giảm đau, bị nhiễm trùng hoặc mắc bệnh mạn tính và bị lột da ngay khi còn sống.
Sự thật tàn ác đằng sau những chiếc túi da hàng hiệu này là gì?
Tội ác trên toàn cầu
Những điều tra của PETA tại Trung Quốc và Ấn Độ - 2 trong số những nước sản xuất da hàng đầu thế giới đã “bóc trần” sự thật tàn ác về ngành công nghiệp da.
Phần lớn da trên thế giới xuất phát từ Trung Quốc. Bất chấp những vận động miệt mài của các nhóm bảo vệ động vật hoang dã, vẫn không có bất cứ hình phạt nào đối với tội lạm dụng động vật của ngành công nghiệp da.
Chó bị lột da khi còn sống
Cuộc điều tra của PETA châu Á được tiến hành trong các lò mổ chó ở Trung Quốc. Theo đó, đoạn phim thu được cho thấy hình ảnh những con chó bị đập đầu vào cột gỗ. Một số con bị bất tỉnh, một số con quằn quại trong đau đớn do chấn thương đầu nghiêm trọng. Những con chó cố gắng thở ngay cả khi cổ họng của chúng bị cắt, da bị lột khỏi cơ thể. Nhiều con chó bị tách da khỏi cơ thể ngay cả khi vẫn còn sống.
Những con chó ở bên cạnh đó có thể ngửi thấy, nghe thấy và nhìn thấy những gì sẽ xảy ra trước mặt chúng. Nhiều con sợ hãi leo lên cầu thang, một số con tuyệt vọng tìm cách trốn thoát.
Một công nhân tại lò mổ nói với các điều tra viên của PETA châu Á rằng một trong những cơ sở này giết chết 200 con chó mỗi ngày. Khi đoạn phim được quay, dự kiến sẽ có 300 con chó còn sống chuẩn bị được đưa đi giết mổ.
Da chó sẽ được dùng để làm găng tay thời trang của phụ nữ, găng tay của nam giới, giày dép, thắt lưng, áo khoác, đồ trang trí và được xuất khẩu trên toàn thế giới. Hầu như không có công ty nào quảng cáo rằng găng tay hoặc thắt lưng của họ được sản xuất bằng da chó. Trên thị trường, nó sẽ được tiêu thụ như... da cừu.
Bò bị tàn sát ở Ấn Độ
Kể cả khi có được coi là loài động vật linh thiêng ở Ấn Độ, chúng vẫn thường xuyên bị giết chết để lấy da. Ở Ấn, việc giết bò khỏe mạnh là bất hợp pháp, do đó, họ sẽ cố tình làm cho chúng bị nhiễm độc, bị què để được coi là “phù hợp” để giết mổ.
Bò là loài vật linh thiêng của Ấn Độ, song vẫn bị lột da ngay khi còn sống
Nhiều con bò bị đánh đập không thương tiếc trong những chuyến đi dài hàng trăm km. Nhiều con sẽ bị kiệt sức vì đói và chấn thương trước khi đến lò mổ.
Khi ở lò mổ, người lao động sẽ tiến hành buộc chân bò lại với nhau, ném chúng vào những vũng bùn đầy máu và chất bẩn. Chúng phải chứng kiến đồng loại bị lột da ngay khi còn sống.
Những con bò lớn lên trên những trang trại hoặc nhà máy đông đúc và chật chội thường bị tước đoạt tất cả những gì tự nhiên và quan trọng đối với chúng như tìm kiếm thức ăn, nuôi con. Nhiều con đực bị cắt bỏ răng, đuôi, tinh hoàn mà không có thuốc giảm đau. Những con cái bị tiến hành thụ tinh nhân tạo và tách ra khỏi con ngay sau khi sinh ra. Tại lò mổ, bò, lợn, gà bị cắt cổ trong khi chúng vẫn có ý thức.
Độc tố từ quá trình thuộc da
Giống như lông, da cũng được tẩm các hóa chất độc hại để chúng không bị phân hủy. Muối khoáng, formaldehyde, các dẫn xuất nhựa than đá, thuốc nhuộm xyanua và các hóa chất nguy hiểm khác thường được sử dụng trong quá trình thuộc da.
Ngành công nghiệp thuộc da ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe người lao động và môi trường sống
Nước thải từ quá trình này thường chỉ được đổ ra sông, bờ sông hoặc các khu vực gần đó, làm ô nhiễm nguồn nước và đất. Theo nghiên cứu của Viện Blacksmith (một tổ chức phi lợi nhuận nhằm mục đích giảm thiểu các hoạt động ô nhiễm môi trường tại các quốc gia đang phát triển), thuộc da là một trong 10 ngành công nghiệp độc hại nhất thế giới 2012.
Do quá trình sản xuất da rất độc hại và thiếu an toàn nên nó thường không được thực hiện ở châu Âu và Mỹ. Các hoạt động này thường được tiến hành trên các quốc gia khác trên thế giới.
PETA Đức đã tiến hành điều tra việc buôn bán da ở Dhaka, Bangladesh. Họ đã đến thăm các khu dân cư nghèo của Hazaribag ở Dhaka, nơi có tới 15.000 người lao động trong hơn 200 xưởng thuộc da. Những người công nhân phải đứng chân trần trong những bể nước thải crom độc hại. Quá trình xử lý acid và chất tẩy trắng có thể gây ra các bệnh ngoài da mãn tính, thậm chí là ung thư. Công nhân thường được “trang bị” bằng ủng cao su giá rẻ nhưng không có mặt nạ và kính bảo hộ để bảo vệ bản thân tránh khỏi các chất khí gây bệnh hô hấp nặng. Một số công nhân có thể bị mất ngón tay khi dùng băng chuyền. Có đến 90% công nhân tại các xưởng thuộc da tử vong trước 50 tuổi.
Các nghiên cứu ở Kanpur, Ấn Độ cũng đã chỉ ra rằng người lao động thuộc da phải đối mặt với nguy cơ tử vong cao, chủ yếu là các bệnh về đường hô hấp do tiếp xúc crom. Chromium - một trong những hóa chất được sử dụng rộng rãi nhất trong quá trình thuộc da là một trong những chất gây ung thư. Nghiên cứu cho thấy mối liên kế giữa ung thư xoang, ung thư phổi được với crom được sử dụng trong quá trình thuộc da.
Bình luận của bạn