Triệu chứng mệt mỏi trong ngày có thể là báo hiệu của cơ thể thiếu dưỡng chất hay mắc phải một số bệnh lý nghiêm trọng
Bị mệt mỏi, đau đầu do xơ gan uống thuốc gì?
Mệt mỏi mạn tính: Bệnh thật nhưng dễ bỏ qua
Tổng thống Obama đối phó với mệt mỏi do lệch múi giờ như thế nào?
15 tip tránh mệt mỏi, rối loạn do thay đổi múi giờ khi ra nước ngoài
1. Thiếu protein
Protein mà cơ thể cần trong ngày không đủ là lý do chính khiến bạn luôn cảm thấy uể oải. Các cuộc khảo sát gần đây của Tổ chức Abbott Hoa Kỳ chỉ ra rằng, 62% những người nghĩ rằng họ ăn đủ protein, nhưng thực ra chỉ có 17% biết cơ thể họ thực sự cần bao nhiêu protein mỗi ngày. Tuy lượng protein cần thiết sẽ khác nhau dựa trên yếu tố giới tính, trọng lượng và mức độ hoạt động của bạn nhưng trung bình, một người trưởng thành nặng 65kg cần khoảng 53gram protein mỗi ngày.
2. Có vấn đề về tuyến giáp
Suy giảm chức năng tuyến giáp có thể gây ra tình trạng mệt mỏi vào ban ngày. Vì bệnh lý chỉ có thể chẩn đoán bằng xét nghiệm hóa sinh chức năng tuyến giáp nên hầu như những người gặp vấn đề về tuyến giáp không biết đến điều này nếu họ không đi khám.
3. Chứng ngưng thở khi ngủ
Ngủ ngáy là triệu chứng điển hình của ngưng thở khi ngủ và nó cũng có thể là nguyên nhân khiến bạn cảm thấy mỏi mệt thường xuyên. Ngưng thở khi ngủ hiện có thể được điều trị bằng thay đổi lối sống, sử dụng dụng cụ nâng hàm. Nếu nặng hơn, bệnh nhân có thể được yêu cầu phẫu thuật tạo hình vòm miệng, thở áp lực dương liên tục trong lúc ngủ với máy thở CPAP...
4. Thiếu kali
Kali - khoáng chất giúp các tế bào trong cơ thể của bạn thực hiện đúng chức năng, làm cho cơ bắp luôn mạnh mẽ, ngăn chặn sự mất cơ và phòng chống mệt mỏi. Để có đủ kali cho cơ thể, bạn cần ăn nhiều rau và trái cây mỗi ngày. Nguồn thực phẩm giàu kali là chuối, bơ, cà rốt, rau bina…
Ăn chuối thường xuyên giúp chống lại trầm cảm và mệt mỏi vào ban ngày
5. Bệnh tĩnh mạch
Những người mắc bệnh suy tĩnh mạch mạn tính, một bệnh lý xảy ra khi các van trong tĩnh mạch chân hoạt động không đúng thường có dấu hiệu mệt mỏi cả ngày lẫn đêm. Suy tĩnh mạch mạn tính chủ yếu do di truyền nhưng mang thai và đứng trong một thời gian dài (chẳng hạn như tính chất công việc) có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Triệu chứng của bệnh bao gồm: Chuột rút vào ban đêm; Chân tay bồn chồn; Sưng bắp chân...
6. Ngủ quá nhiều
Ngủ quá nhiều, đặc biệt là vào ban ngày cũng khiến cho bạn cảm thấy trì trệ và chậm chạp. Ngủ quá nhiều cũng đã được chứng minh làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường, béo phì, bệnh tim và tử vong sớm. Các chuyên gia khuyến cáo số giờ ngủ tốt nhất của một người trưởng thành là 7 – 9 giờ/ngày.
7. Ăn chay
Vitamin B12 - được tìm thấy trong thịt bò, thịt gà, cùng một số loại rau và hoa quả, là một dưỡng chất quan trọng giúp duy trì sự trao đổi chất và năng lượng trong suốt cả ngày. Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi trong quá trình ăn chay, đó là cơ thể bạn đang thiếu vitamin B12.
8. Mất nước
Thiếu nước có thể ảnh hưởng đến mức độ năng lượng, tâm trạng và khả năng tập trung. Bạn cần uống đủ 2 lít nước/ngày, kể cả khi bạn không thấy khát.
Bình luận của bạn