Dự đoán 10 xu hướng ngành công nghiệp chăm sóc sức khỏe

10 xu hướng ngành công nghiệp chăm sóc sức khỏe hàng đầu thế giới năm 2016

Thực phẩm hữu cơ: Những bước đi đầu tiên tại Việt Nam

Thực phẩm bổ sung protein "hot" nhất thị trường TPCN Âu Mỹ

Ẩm thực đa giác quan dẫn đầu xu hướng ăn uống 2015 - 2016

Nước hầm xương dẫn đầu xu hướng đồ uống của năm 2015

Chỉ còn ít ngày nữa là qua năm 2015, như thường lệ, Tập đoàn nghiên cứu thị trường hàng đầu thế giới - Frost & Sullivan cùng các nhà chuyên gia, lãnh đạo tập hợp lại với nhau để Dự đoán 10 xu hướng hàng đầu của ngành công nghiệp chăm sóc sức khỏe năm 2016. Cùng suckhoecong.vn theo dõi các dự đoán này:

1. Thế hệ tiếp theo của Wearable đạt doanh thu 6 tỷ USD

Wearable - những thiết bị công nghệ đeo trên người - để phân biệt với smartphone, là thiết bị cầm tay (carry). Wearable đã và đang là một xu hướng “hot” trong thế giới điện tử tiêu dùng, bắt đầu có những cú bứt phá và muôn hình vạn trạng các sản phẩm: Từ vòng theo dõi thể lực cho đến đồng hồ thông minh, từ mắt kính thông minh và camera có thể đeo được, rồi quần áo, hình xăm giả...

Theo một khảo sát gần đây của Frost & Sullivan: Khoảng 24% người tiêu dùng hiện đang sử dụng các ứng dụng di động để theo dõi/hỗ trợ chăm sóc sức khỏe, 16% sử dụng cảm biến wearable và 29% sử dụng hồ sơ y tế điện tử. Xu hướng sử dụng wearable sẽ tiếp tục tăng lên 47% trong tương lai gần.

Những tiến bộ trong công nghệ di động sẽ mang lại cho các thiết bị wearable thế hệ mới nhiều cải tiến mới: Gia tăng sự thoải mái, thuận tiện và tính năng cho người dùng đầu cuối, đồng thời mang đến những trải nghiệm đặc sắc, sáng tạo thêm nhiều trang phục, trang bị với cảm biến tinh vi hơn… Những cảm biến này, kết hợp với định vị GPS và kết nối liên tục sẽ tạo nên nhiều tính năng mới. Rất có nhiều khả năng, năm 2016 sẽ chứng kiến sự gia tăng các wearable.

Cụ thể, một ngành công nghiệp ứng dụng wearable mạnh mẽ là chăm sóc sức khỏe. Lợi ích khi có một thiết bị trên cơ thể để đo các chỉ số sức khỏe và gửi trực tiếp thông tin đó đến nhà cung cấp dịch vụ y tế hoặc nhà thuốc là vô cùng độc đáo.

Hiện nay, doanh thu từ thiết bị wearable hỗ trợ y tế chủ yếu liên quan đến việc giám sát công nghệ. Và hầu hết, chúng được phát triển bởi các công ty công nghệ như Vital Connect hay Proteus Digital Health.

2. Các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe bán lẻ mở rộng 35%

Năm 2015 đã chứng kiến các nhà bán lẻ phân bổ một lượng lớn đầu tư đối với việc mở rộng dấu ấn của mình trong lĩnh vực y học lâm sàng, thông qua tiếp thu các công cụ mới và thiết lập quan hệ đối tác với các doanh nghiệp, công ty có nền tảng chăm sóc sức khỏe độc đáo. Do đó, năm 2016 sẽ là năm đầy nỗ lực của các nhà bán lẻ khi bắt đầu thực hiện đầy đủ các chiến lược để trở thành người đi tiên phong trong dịch vụ chăm sóc sức khỏe của chính họ.

3. Ngân hàng Phát triển mới (NDB) đẩy mạnh đầu tư tại nhiều quốc gia

Tháng 7 vừa qua, NDB đã khai trương tại Trung Quốc, được tin sẽ phá thế độc tôn của đồng USD cũng như giành quyền lực mềm của phương Tây.

NDB do nhóm 5 nước công nghiệp mới, gồm: Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi, hay còn gọi là nhóm BRICS

Trên trang web của mình, NDB đã khẳng định rõ ràng vị thế là “một lựa chọn thay thế cho Ngân hàng thế giới (WB) và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đang do Mỹ dẫn dắt”, sẽ đáp ứng nhu cầu vốn để phát triển hạ tầng và bền vững. NDB tập trung vào việc cải thiện đời sống của người dân ở các quốc gia đang phát triển. Các sáng kiến ​​quan trọng của NDB cũng bao gồm sự đầu tư đáng kể xây dựng cơ sở hạ tầng cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

4. Ấn Độ - Thị trường tiềm năng của các công ty bảo hiểm

Cũng như nhiều ngành kinh tế khác, ngành bảo hiểm của Ấn Độ đang bước vào giai đoạn bùng nổ nhờ sự tăng trưởng ngoài dự kiến của nền kinh tế nước này.

Hiện nay, nhu cầu về bảo hiểm y tế ở Ấn Độ khá cao. Nguyên nhân chủ yếu là do tỷ lệ ngày càng tăng của tầng lớp trung lưu trong nước cùng với sự gia tăng của các loại bệnh tật. Khi bệnh tật ngày càng gia tăng cùng với sự phát triển của đất nước  thì các chi phí liên quan đến y tế cũng bắt đầu tăng lên. Sự chênh lệch trong việc cung cấp dịch vụ y tế tại Ấn Độ ngày càng trở lên rõ rệt bởi sự phát triển của một chuỗi các bệnh viện tư nhân bắt đầu cung cấp sản phẩm đặc biệt cho tầng lớp thượng lưu.

Sự tăng trưởng của nền kinh tế Ấn Độ cùng với sự gia tăng bệnh tật trong đời sống hàng ngày đã dẫn đến những chi phí y tế cũng tăng đáng kể trong thập kỷ qua. Và kết quả là  ước tính doanh thu phí bảo hiểm y tế của Ấn Độ đã tăng 40% trong 10 năm qua do các nhà cung cấp bảo hiểm tìm cách bảo đảm rủi ro của họ.

Đánh giá tình hình trên, Chính phủ Ấn Độ cùng với các tổ chức phi chính phủ và doanh nghiệp bảo hiểm đã nhận thấy sự cần thiết của việc phát triển bảo hiểm y tế với chi phí thấp.

Người ta  hy vọng rằng các công ty bảo hiểm thông qua học tập các đối tác có kinh nghiệm trên thị trường, sẽ có thể phát triển năng lực riêng của mình và nhận biết sâu sắc về hành vi của người tiêu dùng. Để thành công được trong thị trường bảo hiểm Ấn Độ, một trong những ưu tiên hàng đầu là công ty bảo hiểm cần sáng tạo và phát triển sản phẩm cho những khách hàng tiềm năng, có một kế hoạch thực hiện và chiến lược cụ thể để phục vụ thị trường hiệu quả.

5. M&A trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe ngày càng sôi động

Công nghiệp chăm sóc sức khỏe và y tế được coi sẽ là ngành có hoạt động M&A bùng nổ với tỷ lệ 84% doanh nghiệp có hoạt động mua bán - sáp nhập. Điều này cũng là một thách thức cho các doanh nghiệp khi tham gia vào ngành công nghiệp này: Theo kịp thời đại, đổi mới để thành công hay là lạc hậu, không cập nhật mô hình y tế mới và thất bại?


6. Xét nghiệm tại chỗ (POC) nhanh và rẻ hơn

Trước đây, giai đoạn xét nghiệm - chẩn đoán trong chữa trị bệnh luôn đòi hỏi độ chính xác cao nên thường mất nhiều thời gian. Việc rút ngắn giai đoạn này được xem là rất cần thiết, đặc biệt là trong những trường hợp khẩn cấp. Các nhà khoa học đã đáp ứng nhu cầu chẩn đoán nhanh bằng việc giới thiệu giải pháp xét nghiệm tại chỗ (Point-of-care POC).

Việc thương mại hóa nền tảng POC mới với khả năng như: Xét nghiệm phân tử nhanh tại chỗ, tính năng kết nối, cảm biến sinh học và microfluidic (thiết bị vi lỏng) có thể cải thiện thời gian cho kết quả nhanh và chính xác hơn.

Xét nghiệm máu chỉ mất vài phút nhờ nền tảng POC

Giả dụ như quá trình chẩn đoán nhanh bằng cách xét nghiệm mẫu máu sẽ chỉ diễn ra trong vòng vài phút. Hệ thống xét nghiệm di động này bao gồm một thiết bị phân tích với giao diện thân thiện và một đầu lấy mẫu thay thế được. Bên trong thiết bị phân tích là công nghệ cảm biến sinh học, giúp thu thập mẫu chất thử ở mức liều lượng picomolar, nhỏ hơn hàng trăm triệu lần so với cách thu thập mẫu bằng xét nghiệm glucose hiện nay.

7. Dịch vụ chăm sóc sức khoẻ và phòng bệnh miễn phí cho hơn 90% người dân ở Mỹ

Ở các nước phát triển như Mỹ, các loại bảo hiểm y tế, nhân thọ gần như bắt buộc. Ngoài ra, để giảm thiểu chi phí và gánh nặng chăm sóc các bệnh mạn tính giai đoạn cuối, tất cả mọi người sẽ được cung cấp một loạt các công nghệ và dịch vụ chăm sóc sức khỏe để phòng ngừa bệnh.

8. Đầu tư hơn 10 tỷ USA cho kinh doanh start-up các giải pháp chăm sóc sức khỏe IoT

IoT trong chăm sóc sức khỏe cơ bản dựa trên nguyên tắc chung của IoT, là một mạng lưới các thiết bị kết nối trực tiếp với nhau để nắm bắt và chia sẻ dữ liệu thông qua giao thức an toàn (SSL - Secure Sockets Layer) dưới sự điều khiển của máy chủ trung tâm kết hợp với công nghệ điện toán đám mây.

“Internet of Things” (IoT) được đặt kỳ vọng cao trong việc đem đến cuộc cách mạng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe

Những tiến bộ trong công nghệ cảm biến và kết nối cho phép các thiết bị điện tử dễ dàng thu thập và phân tích dữ liệu. Trong ngành y tế, điều này càng quan trọng khi những bệnh mạn tính, khởi phát biến chứng đột ngột, khó phòng ngừa như tim mạch, đột quỵ ngày càng tăng. Đứng trước thách thức đó, ngành y tế mong sao cứu chữa được nhiều bệnh nhân bằng những chế độ chăm sóc y tế dự phòng, chẩn đoán kịp thời biến chứng cấp tính, tăng cường hiểu biết của bệnh nhân về liệu pháp điều trị. Tất cả điều đó chỉ có thể thực hiện được bằng công nghệ thông tin.

Điều mà IoT muốn hướng đến là giải quyết vấn đề thu thập dữ liệu bệnh nhân. Đã đến lúc các cơ sở chăm sóc sức khỏe xóa bỏ phương thức thu thập thủ công, thay vào đó là quá trình tự động hóa ghi nhận của các thiết bị điện tử. Điều này sẽ tối thiểu hóa nguy cơ lỗi, đồng nghĩa với tăng hiệu quả, giảm chi phí và cải thiện chất lượng.

9. Bệnh viện đầu tư mạnh vào đại tu và trang bị các thiết bị hiện đại để tránh xu hướng đóng cửa

Xu hướng liên tục đóng cửa các bệnh viện đang đặt ra thách thức: Đổi mới hay là chết. Các sáng kiến ​​đại tu lại toàn bộ trị giá 1,3 tỷ USD của Bệnh viện Parkland Dallas (Mỹ) đang diễn ra là một mô hình cần được học hỏi và nhân rộng để có thể đáp ứng sự hài lòng của bệnh nhân.

10. Thị trường Y học tái tạo toàn cầu đạt 30 tỷ USD trong năm 2016

Công nghệ tế bào gốc ra đời với một chuyên nghành y khoa mới – Y học tái tạo (Regenerative Medicine). Mục đích của Y học tái tạo là sử dụng công nghệ nuôi cấy tế bào gốc vào tái tạo mô tạng, làm lành tổn thương, chữa khỏi bệnh, nâng cao chất lượng cuộc sống của con người.

Thị trường này được các chuyên gia dự kiến sẽ có tốc độ tăng trưởng 22,4% so với năm 2015. Cùng với sự đầu tư phát triển trong lĩnh vực này cũng như các chính sách pháp lý tạo điều kiện thuận lợi sẽ hứa hẹn những cuộc ganh đua tranh giành thị phần gay gắt.

Biết Tuốt H+ (Theo Forbes)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Kinh doanh - Tiêu dùng