- Chuyên đề:
- Dự báo thời tiết
Sài Gòn có nguy cơ ngập lụt do mưa lớn
Không khí lạnh tiếp tục "tấn công" miền Bắc
Không khí lạnh tiến sát miền Bắc, Hà Nội chuẩn bị trở rét
Ngày mai, Hà Nội rét 18 độ C
Bắc Bộ nắng nóng trong 3 ngày tới
Đến 1 giờ ngày 5/11, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới cách bờ biển Bình Thuận - Bến Tre khoảng 250km về phía đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6, giật cấp 7 - 8.
Trong 6 giờ tới vùng ven biển các tỉnh từ Ninh Thuận đến Bà Rịa - Vũng Tàu có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7 - 8. Trong 6 đến 24 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới tiếp tục di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15 km, đi vào đất liền và suy yếu thành một vùng áp thấp trên khu vực Đông Nam Bộ. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6.
Hai ngày cuối tuần (5 - 6/11), các tỉnh từ Bình Định đến Bình Thuận và Nam Tây nguyên còn mưa vừa, mưa to nên lũ trên các sông vẫn ở mức nguy hiểm, đề phòng lốc xoáy và gió giật mạnh, lũ quét trên các sông suối nhỏ, sạt lở đất ở vùng núi.
Đầu tuần sau mưa ở các tỉnh ven biển Trung Trung Bộ có xu hướng giảm dần và dồn xuống phía Nam, nhưng trong nửa cuối tuần sau sẽ có mưa trở lại do ảnh hưởng không khí lạnh tăng cường và các nhiễu động thời tiết xấu, một số nơi ở miền Trung có thể lại xảy ra lũ lụt.
Trong khi đó, Bắc Bộ trong những ngày cuối tuần phổ biến nhiều mây, có mưa vài nơi, trưa chiều giảm mây trời nắng. Khu vực Thanh Hóa – Thừa Thiên Huế trời nhiều mây, phía Bắc có mưa vài nơi; Phía Nam có mưa đến mưa vừa.
Để chủ động đối phó với diễn biến của áp thấp nhiệt đới và mưa lũ, Ban chỉ đạo trung ương về Phòng tránh Thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn yêu cầu các tỉnh thành phố trong vùng được cảnh báo theo dõi chặt chẽ diễn biến, thông báo cho các chủ phương tiện đang hoạt động trên biển để chủ động phòng tránh. Kiểm đếm, quản lý việc ra khơi của tàu thuyền, giữ thông tin liên lạc thường xuyên với các chủ phương tiện để xử lí kịp thời khi có tình huống xấu xảy ra.
Các tỉnh Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ tổ chức kiểm ra các hồ chứa, chủ động điều tiết nước để đảm bảo công trình và khu vực hạ du. Đồng thời, chủ đạo rà soát các phương án phòng chống mưa, lũ, lũ quét, ngập úng. Chỉ đạo kiểm tra đảm bảo các công trình đang thi công trên sông, suối, công trình thăm dò, khai thác dầu khí trên biển. Sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để kịp thời ứng cứu khi có yêu cầu.
Bình luận của bạn