Thượng tọa Thích Minh Hiền - Ảnh: Cát Khuê
Nhật Bản: Lễ hội ánh sáng mùa đông rực rỡ với 8 triệu bóng đèn LED
Nhiều lễ hội truyền thống trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
“Nóng” văn hóa ăn mặc nơi đền chùa và văn hóa ứng xử nơi lễ hội
Phật tử nên ăn chay vào những ngày nào?
* Lễ hội năm nào cũng diễn ra, năm nào người ta cũng chen nhau bất chấp sự tôn nghiêm cần có ở những nơi thờ Phật. Món mặn lẫn đồ chay, tiền lẻ nhét tay tượng... được viện là từ tâm. Nhà chùa nghĩ gì về chuyện này, thưa thầy?
- Đi hội thì phải đông. Người ta thậm chí còn có câu “tả tơi đi hội” mà. Nhưng nói thế thôi, dân mình vẫn có phép tắc lắm. Chen lấn nhau ở đâu không biết chứ vào lễ, tôi quan sát thấy họ đều cố gắng trật tự và trang nghiêm. Phật từ tâm, dù đã được hướng dẫn đề bảng là chỉ dâng đồ chay, nhiều người vẫn mang đến đồ mặn thì ta phải giải thích cho họ, nếu họ tin thì họ sẽ mang ra.
Từ cái không biết sẽ dẫn đến cái biết. Chuyện nhét tiền lẻ vào tay tượng, chị vào chùa Hương sẽ thấy tượng Phật ở cao và xa, người thường chỉ lễ bên ngoài, có chạm được vào đâu mà nhét tiền vào tay được? Tôi nghĩ cái nhìn cũng từ tâm mà ra...
* Đến chùa để lễ Phật, chiêm bái thánh tích nhưng tại sao xung quanh chùa, đời sống dân thường lại nhộn nhạo quá thể? Nhà chùa có khi nào bước qua tăng môn để thấy hiện thực chưa?
- (Cười) Nhà chùa ở trong núi, mỗi lần muốn đi đâu đương nhiên không thể bước ra ngoài, đi mây về gió mà không biết xung quanh đang xảy ra chuyện gì. Nhưng tôi quan niệm hàng quán chợ búa là một phần của đời sống bình thường. Việc quản lý ra sao là của các cấp chính quyền. Nhà chùa không có chức năng để can thiệp và thật sự chúng tôi cũng không muốn can thiệp vào đời sống. Có sinh thì có diệt. Vậy thôi.
* Triết lý của nhà Phật không đượm màu “mê” và “tín” như cách mà ngày nay nhiều người tự nhận là phật tử đang áp dụng. Ví dụ một việc cụ thể: Cúng sao giải hạn. Tại sao nhà chùa vẫn chấp nhận làm những việc này, thưa thầy?
- Đâu đó một số nơi vẫn theo nếp cũ từ xưa thì họ làm thế. Đâu đó một số chùa vẫn làm cho phật tử và nhân dân quanh vùng lễ cúng sao giải hạn mỗi đầu Xuân. Việc này đúng là rất phổ biến ở các chùa phía Bắc. Một số chùa thì lập đàn dược sư để cầu an cho phật tử dân địa phương. Đó là sự nhập thế. Phật giáo cũng phải theo phong tục.
Thầy chùa - bùa làng. Người dân cần một niềm tin để tựa vào, tại sao không giúp họ một việc đơn giản thế? Những biến tướng thì tôi không lạm bàn.
* Có ý kiến cho rằng đến cái cây cái hoa cũng có sự sống. Nhà chùa thì chỉ nên trồng cây, chăm cây chứ ai lại cắm cành đào, hái hoa đặt trên bàn thờ Phật. Thầy nghĩ sao về ý kiến này?
- Hoa là một trong số ngũ phẩm cúng Giàng (hương hoa đăng trà quả) thì phật tử dâng lên, làm sao không cúng được. Riêng chùa Hương chúng tôi vẫn trồng cây, mua cây về trồng hằng năm, hoa đào mỗi năm vẫn nở rực rỡ vườn chùa cùng nhiều loài hoa khác. Nhưng trên bàn thờ, bậc thềm vẫn có hoa tươi, chậu hoa, bình hoa của phật tử dâng lên. Đấy cũng là phong tục.
Phong tục quốc gia mỗi nước đã khác nhau, đến vùng miền cũng khác. Ví như miền Nam thích cúng Phật hoa nhài nhưng miền Bắc không bao giờ làm thế. Tại sao lại đánh giá đúng sai?
* Để “nhập thế” nên phải chăng việc đặt tên món mặn cho thức chay, việc làm cáp treo để đến với Phật nhanh “ngay và luôn”, việc hô thần nhập tượng ở bất cứ nơi nào gia chủ muốn... đã ít nhiều làm mất đi sự “trang nghiêm giáo hội” cần có của Phật giáo?
- Đồ ăn chay giả mặn không bắt nguồn từ các sư thầy hay Phật giáo. Đó là những người kinh doanh đồ chay làm để dẫn dụ những người mới tập ăn chay. Trước làn sóng kinh tế thị trường, cái gì cũng muốn nhanh, ngắn thì Phật giáo cũng bị thử thách. Rõ ràng Phật giáo không đề cao điều đó nhưng bất khả kháng, phải chấp nhận “tùy thuận chúng sinh, nhi vi lợi ích” (tạm hiểu là nương theo hoàn cảnh mà giúp ích cho con người).
* Với chùa Hương, không chỉ có đền Trình, chùa Thiên Trù, động Hương Tích quen thuộc mà còn có chùa Thanh Sơn, Long Vân và Tuyết Sơn - Bảo Đài... Hành trình “đi chùa Hương” đã trở thành một trong những hành trình du Xuân quen thuộc của người Việt. Nhà chùa có lời khuyên nào cho du khách, cho phật tử khi đến với hành trình này không, thưa thầy?
- Nhiều người hỏi tôi mùa lễ hội ba tháng, chùa Hương khi nào cũng đông, cách gì để thuận tiện nhất cho việc lễ Phật đây? Tôi thường khuyên họ nên đi hai ngày từ chiều hôm trước đến sáng hôm sau, đi lệch giờ với dòng người đang trẩy hội. Chiều họ vào, nghỉ lại rồi sáng lễ chùa và vào động Hương Tích.
Cả xã Hương Sơn có đến 18 điểm đình, chùa, di tích, nếu muốn hành hương hết thì phải đi ba ngày. Chùa Hương đi hai ngày, nếu có tâm vãn cảnh, nơi nào cũng là nơi thờ Phật, có thời gian thì đi hết, không thì có mặt ở một nơi, Phật nỡ nào không chứng giám mà lo!
Bình luận của bạn