Ảnh minh họa: ST File.
Người “thấu” tận cùng nỗi đau của bệnh nhân ung thư
Loại thuốc mới cho bệnh nhân ung thư buồng trứng
Giải pháp tăng cơ hội sống sót cho bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn cuối
Bệnh nhân ung thư ăn gì thì tử thần đến nhanh?
Tháng 5/2015, bác sỹ Ang Peng Tiam từ một trung tâm điều trị ung thư ở Singapore lần đầu tiên gặp người đàn bà Việt Nam họ Đoàn 38 tuổi. Bệnh nhân ngồi xe lăn, che kín mặt, chỉ để lộ đôi mắt. Phần cổ, ngực cũng được giấu kín dưới lớp khăn. Chị nói tiếng phổ thông bằng chất giọng yếu ớt tưởng chừng bị bóp nghẹt. Nhờ nói chuyện với những người đi cùng, bác sỹ Ang biết Đoàn bị ung thư.
Những kinh nghiệm, những bệnh nhân bị hủy hoại cơ thể do ung thư bác sỹ Ang từng gặp gỡ suốt 27 năm làm việc chẳng thể so sánh với Đoàn. "Tôi đã bị sốc khi chị ấy cởi khăn che mặt", ông kể lại với Asiaone. Một khối u lớn trong miệng bệnh nhân. Giống như con quái vật đang cố thoát ra ngoài, nó phát triển đến mức đẩy môi dưới của Đoàn xuống tận cằm. Chưa hết, còn một khối u to hơn, kích cỡ bằng quả bưởi nằm ngay phía trước xương đòn trái người phụ nữ.
Căn bệnh khiến Đoàn vô cùng đau đớn và khó chịu. Tồi tệ nhất, chị không thể khép miệng hay ăn uống, dù chỉ là đồ lỏng.
Sau khi kiểm tra tình trạng bệnh nhân, bác sỹ Ang tin rằng mình chẳng thể làm gì nữa. "Tôi giải thích với chị ấy rằng không phương pháp điều trị nào có tác dụng", ông nói. "Tôi đề nghị chị lắp một chiếc ống luồn qua mũi vào dạ dày để truyền thức ăn, rồi chị trở về Việt Nam". Vị bác sỹ cũng khuyên Đoàn dùng morphine để giảm đau.
Thế nhưng, chị Đoàn lại nghĩ khác. Chiến đấu với ung thư suốt 5 năm nay, người phụ nữ không tin mình không thể khá hơn và kiên quyết điều trị ung thư miệng. "Chị ấy chỉ đơn giản là không chấp nhận bỏ cuộc", bác sỹ Ang nhận định. Sau nhiều lần cân nhắc, ông chấp nhận hóa trị cho Đoàn với điều kiện nếu không có gì tiến triển, chị sẽ quay lại Việt Nam ngay lập tức để dành quãng thời gian còn lại bên gia đình. Chị cũng đến bệnh viện chụp ảnh hàng tuần để theo dõi căn bệnh.
Đoàn được sử dụng hai loại thuốc hóa trị nhằm cắt nguồn máu cung cấp cho khối u. Một tuần trôi qua, chị tuyên bố mình đang khỏe lên. Bác sỹ Ang tỏ vẻ hoài nghi. Thế nhưng đến tuần thứ 4, bệnh nhân tự đi đến phòng bác sỹ Ang mà không che mặt, rạng rỡ nở nụ cười với phần miệng khép. Cuối tuần thứ 6, khối u ở miệng Đoàn biến mất.
Khối u lớn trước xương đòn vẫn còn đó. Đoàn vẫn bị ung thư, tiên lượng không mấy khả quan. Thế nhưng điều này chẳng khiến chị bận tâm khi đã có thể một lần nữa đi lại, ăn uống và để lộ khuôn mặt.
Nhìn lại những hình ảnh trước và sau chữa trị của Đoàn, bác sỹ Ang không ngừng cảm phục. "Bất kể còn bao nhiêu thời gian, chị ấy đã kiên trì đến cùng", ông nói. "Đôi khi, bệnh nhân mới là người biết rõ nhất".
Bình luận của bạn