Một số loại thực phẩm khiến tế bào ung thư phát triển nhanh hơn
Ca sỹ Trần Lập qua đời vì ung thư trực tràng
Ung thư đại tràng đã "giết" Trần Lập như thế nào?
Top 5 căn bệnh ung thư giết người nhanh nhất
Làm sao để hạn chế tác dụng phụ của hóa trị ung thư?
Các bác sỹ Bệnh viện Johns Hopkins (Hoa Kỳ) từ thực tiễn điều trị ung thư và những nghiên cứu dài hơi đã tìm ra một phương pháp mới có thể giúp bệnh nhân ung thư điều trị căn bệnh quái ác này: Không cung cấp thức ăn nuôi tế bào ung thư. Nhờ đó, tế bào ung thư sẽ không phát triển được.
Tế bào ung thư ăn gì?
Các nhà khoa học Bệnh viện Johns Hopkins nhận thấy, các chất dinh dưỡng để nuôi tế bào ung thư là: Đường, sữa và thịt đỏ.
Đường: Mọi tế bào đều cần đường, tế bào ung thư cũng thế. Tế bào ung thư hấp thu đường cao hơn tế bào thường từ 10 – 12 lần. Đường nuôi khối u và kích thích khối u phát triển nhanh hơn. Thạc sỹ Patrick Quillin – Đã từng làm Giám đốc của Trung tâm dinh dưỡng trong điều trị ung thư ở Mỹ khẳng định: “Đường nuôi dưỡng tế bào ung thư, từ bỏ đường là một phần quan trọng trong quá trình điều trị bệnh”.
Đường, sữa, thịt đỏ giúp tế bào ung thư phát triển nhanh hơn
Sữa: Sữa làm cho cơ thể sản xuất chất nhầy, đặc biệt là trong đường ruột. Tế bào ung thư ăn chất nhầy để phát triển.
Thịt đỏ: Tế bào ung thư trưởng thành trong môi trường acid. Thịt đỏ có tính acid thúc đẩy tế bào ung thư phát triển mạnh hơn. Hơn nữa, thịt có thể chứa dư lượng kháng sinh, hormone và ký sinh trùng lưu giữ lại trong cơ thể khiến ung thư ngày càng tiến triển nhanh.
Bệnh nhân ung thư nên ăn uống thế nào?
Phương pháp điều trị ung thư bằng cách cắt bỏ hoàn toàn nguồn dinh dưỡng nuôi tế bào ung thư hiện vẫn còn nhiều tranh cãi. Chưa rõ đúng sai thế nào nhưng bệnh nhân ung thư vẫn cần một chế độ ăn đặc biệt, vừa giảm nguồn dinh dưỡng nuôi tế bào ung thư, vừa phải cung cấp đủ chất dinh dưỡng để nuôi cơ thể, tránh tử vong vì suy kiệt trước khi tử vong vì ung thư.
Cắt giảm đường: Từ bỏ hoàn toàn đường có thể không phải là giải pháp tốt với bệnh nhân ung thư, bởi các tế bào bình thường cũng cần đường để hoạt động. Do vậy, bệnh nhân ung thư chỉ nên cắt giảm bớt đường trong chế độ ăn hàng ngày.
Cắt giảm thịt: Hạn chế thịt đỏ, không ăn thịt chế biến sẵn là cách phòng ngừa ung thư và ngăn ngừa tế bào ung thư phát triển. Nếu có thể cắt bỏ hoàn toàn đạm động vật, thay thế bằng đạm thực vật (các loại đậu, rong biển, lạc, vừng, hạt bí, hạt hướng dương, súp lơ xanh, cải bó xôi, các loại rau mầm…) sẽ tốt hơn.
Đạm thực vật tốt với bệnh nhân ung thư
Chọn lựa sữa: Không nên bỏ sữa hoàn toàn, chỉ nên thay sữa có đường bằng sữa không đường, để cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể.
Ăn nhiều cá (đặc biệt là các loại cá béo như cá hồi, cá ngừ): Các loại cá béo chứa nhiều acid béo omega-3 như EPA và DHA, giúp làm chậm quá trình phát triển của khối u và tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể.
Tăng cường rau xanh, trái cây: Trái cây tươi và rau xanh giàu chất chống oxy hóa, chất xơ, có khả năng chống lại các tế bào ung thư. Bệnh nhân ung thư nên ăn các loại rau họ cải, khoai tây, cà rốt, tỏi, dâu tây, chanh, cam…
GS.TS Nguyễn Bá Đức – Nguyên Giám đốc Bệnh viện K nhấn mạnh: có khoảng 50 – 90% bệnh nhân ung thư bị sút cân, trên 90% bệnh nhân giai đoạn cuối bị suy kiệt. Sút cân, suy kiệt khiến bệnh nhân ung thư không đáp ứng với điều trị, làm trầm trọng thêm các tác dụng phụ của hóa chất, xạ trị, suy yếu đáp ứng miễn dịch, tăng nguy cơ nhiễm trùng, di căn…
Để tăng cường miễn dịch, nâng cao sức đề kháng, bệnh nhân có thể dùng thêm các loại thực phẩm chức năng có chứa curcumin, tảo biển... bổ sung những dưỡng chất có lợi để ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư.
Bình luận của bạn