Sở Y tế TP.HCM yêu cầu tất cả cơ sở khám chữa bệnh phải chấn chỉnh hệ thống xử lý chất thải
Hà Nội xây nhà máy xử lý nước thải 16.200 tỷ đồng
6 bệnh viện Trung ương chưa có hệ thống xử lý nước thải
3 người tử vong trong hầm xử lý nước thải
Bùn đất, nước thải trong bể nước ngầm
Chất thải y tế nói chung và nước thải y tế nói riêng được xếp vào loại chất thải nguy hại cho môi trường, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng bởi nó mang theo nhiều mầm bệnh nguy hiểm.
Cụ thể, kết quả xét nghiệm tại bệnh viện Đại học Y Dược (cơ sở 1) chỉ ra nguồn nước đã qua xử lý của cơ sở này không đạt chỉ tiêu amoni. Tuy nhiên, lượng nước đã qua xử lý mỗi ngày gần 100.000m3 vẫn xả ra môi trường. Tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Đức, kết quả xét nghiệm cũng xác định, nước thải qua xử lý không đạt chỉ tiêu pH, mỗi ngày bệnh viện thải ra khoảng hơn 6.000m3.
Dù không có giấy phép xả thải, song bệnh viện Truyền máu Huyết học (cơ sở 2) vẫn đang vô tư xả nguồn nước thải không đạt các chỉ tiêu NH4+, BOD, COD, S2-, dầu mỡ, Coliform. Tương tự, tại Bệnh viện Ung bướu, hệ thống xử lý nước thải đang chờ cải tạo nên chưa được cấp phép xả thải song mỗi ngày hàng chục nghìn mét khối nước đầu ra không đạt chỉ tiêu BOD, COD, NO3-, pH vẫn đang chảy ra môi trường. Các bênh viện khác như Bệnh viện Mắt, Bệnh viện Tai Mũi Họng, Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn cũng trong tình trạng tương tự.
Ở lĩnh vực y tế tư nhân, kết quả kiểm tra tại bệnh viện chuyên khoa Thẩm mỹ Á Âu cho thấy bệnh viện này chưa được cấp phép xả thải. Nước thải của cơ sở này không đạt chỉ tiêu amoni, sunfua, tổng các chất hoạt động bề mặt, dầu mỡ.
Để bảo vệ sức khỏe cộng đồng, Sở Y tế TP.HCM khẳng định tất cả các cơ sở khám chữa bệnh muốn xả thải ra môi trường phải được cấp phép đủ các tiêu chuẩn theo quy định. Sở yêu cầu các bệnh viện đã kiểm tra và có kết luận nêu trên phải có giải pháp khắc phục sớm các tồn tại, đảm bảo nguồn nước thải xả ra phải đạt chỉ tiêu hóa lý, vi sinh.
Bình luận của bạn