Phát hiện trẻ lên cơn co giật cha mẹ cần làm gì?

Để xác định xem bé có bị động kinh không cha mẹ cần cho bé điện não đồ

Người bệnh động kinh có được xem pháo hoa?

Nguời mắc bệnh động kinh có nên uống rượu bia dịp Tết?

Bệnh động mạch vành mang gì khi đi du lịch?

Điều trị động kinh: Cần nhất là phát hiện bệnh sớm

GS.TS Nguyễn Đức Hinh – Chủ tịch Hội Thần kinh học Việt Nam, cho biết:

Chào bạn!

Co giật là biểu hiện đầu tiên của căn bệnh động kinh. Chính vì vậy, khi trẻ có cơn co giật đầu tiên cha mẹ nên nghĩ tới nguy cơ trẻ mắc bệnh động kinh. Nếu bé nhà chị lên co giật lần tiếp theo thì cần mang bé đến bệnh viện để đo điện não đồ ngay. Có tới 50% trẻ đã co giật một lần thì sẽ bị co giật lặp lại và 30 – 50% trẻ bị co giật lặp lại bị bệnh động kinh. 

Khi trẻ bị co giật bạn và gia đình có thể xử trí như sau: Đặt trẻ nằm lên nền hoặc sàn nhà ở nơi an toàn. Dẹp bỏ bất kỳ đồ vật nào ở gần đó. Nới rộng quần áo trẻ. Cố gắng chèn vật gì đó vào miệng trẻ giữa hai hàm răng và đừng cố ngăn các cơn co giật. Khi cơn co giật ngưng, hãy chuyển cho trẻ chuyển sang nằm nghiêng. Hãy lập tức gọi cấp cứu cho trẻ trong các trường hợp sau:

 - Khó thở

- Liên tục đánh vào đầu

- Trẻ từng bị bệnh tim

Nếu trẻ đang thở bình thường và các lần co giật chỉ diễn ra trong vài phút, bạn có thể đợi cho đến khi co giật giảm xuống, sau đó gọi bác sỹ. Hãy gọi cấp cứu nếu các cơn co giật kéo dài hơn 5 phút, hoặc cơn co giật khác với thông thường.

Sự thiếu hụt của Gamma aminobutyric acid (GABA) – chất dẫn truyền thần kinh ức chế được cho là nguyên nhân chính gây ra những cơn co giật. Vì vậy, việc bổ sung GABA là một hướng đi mới nhằm làm giảm tần suất và mức độ co cứng, co giật. Bạn có thể cho bé sử dụng các sản phẩm thực phẩm chức năng chứa GABA để giảm nguy cơ tái phát các cơn co giật ở trẻ.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!  



Thùy Trang H+


 

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị