Điều trị động kinh: Cần nhất là phát hiện bệnh sớm

Để điều trị bệnh động kinh hiệu quả quan trọng là phải phát hiện bệnh sớm

Động kinh có chữa khỏi được không?

Sống chung với bệnh động kinh: Không khó

Trẻ kém thông minh do mắc bệnh động kinh

Bệnh động kinh ở trẻ: Vì sao khó chữa?

Động kinh toàn thể 

Cơn vắng ý thức: Khi lên cơn động kinh, bệnh nhân sẽ bị rối loạn, mất ý thức trong thời gian ngắn. Bệnh nhân sẽ bị bất động, mắt nhìn xa xăm, các hoạt động mà bệnh nhân đang làm sẽ bị ngắt quãng. Khi co giật (giật nhẹ cơ mí mắt, miệng), có thể bị mất ý thức tạm thời. Ngoài ra, bệnh nhân có thể mất thăng bằng ngã người về phía trước hoặc sau. Với những bệnh nhân có biểu hiện như trên, nếu không được phát hiện kịp thời thì có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Đặc biệt là khi bệnh nhân đang tham gia giao thông, đang vận hành máy móc…

Co giật cơ: Biểu hiện co giật cơ thường diễn ra trong thời gian rất ngắn. Bệnh nhân sẽ bị ngã xuống đất. 

Co giật toàn thân: Bệnh nhân đang sinh hoạt, lao động bình thường thì bị co giật bất thình lình hai bên người. Co giật toàn thân thường xảy ra với bệnh nhân bị sốt cao.

Cơn tăng trương lực: Cơn co cứng và không kèm theo rung cơ, cơn tăng trương lực thường kéo dài từ vài giây đến 1 phút. Cơn tăng trương lực thường kèm theo mất ý thức và rối loạn thực vật.

Dấu hiệu nhận biết động kinh cục bộ

Cơn động kinh cục bộ đơn giản vận động: Bệnh nhân động kinh sẽ bị co giật ngón tay, ngón chân, nửa mặt, nửa người và không bị mất ý thức.

Cơn cục bộ đơn giản giác quan, cảm giác: Bệnh nhân sẽ có các biểu hiện như cảm thấy kiến bò, kim châm trên da, đôi khi lại cảm giác đau như điện giật. Bệnh nhân có thể bị ảo giác và cảm thấy ù tai.

Cơn động kinh cục bộ đơn giản với triệu chứng rối loạn hệ thần kinh thực vật: Bệnh nhân động kinh có thể tăng tiết nước bọt. Ngoài ra, bệnh nhân còn bị đánh trống ngực, da mặt xanh, tái nhợt đi, khó thở.

Cơn động kinh cục bộ với biểu hiện tâm thần: Bệnh nhân mất khả năng nói hay nói ngọng. Ngoài ra, bệnh nhân động kinh có cảm giác khó chịu, lo âu…

Cơn động kinh cục bộ phức tạp: Bệnh nhân bị mất ý thức ngay từ đầu kèm theo các động tác như nhai, nuốt…

Trên đây là những biểu hiện dễ nhận biết bệnh động kinh. Khi phát hiện bạn bè hoặc người thân có các biểu hiện trên thì cần đưa họ đến bệnh viện chữa trị càng sớm càng tốt, để lâu bệnh sẽ ngày càng nặng, ảnh hưởng đến cuộc sống và những người xung quanh.

Bên cạnh những chỉ định của bác sỹ, người bệnh có thể kết hợp sử dụng những sản phẩm có nguồn gốc thảo dược thiên nhiên chứa các thành phần như An tức hương, Câu đằng, GABA,... giúp ổn định dẫn truyền thần kinh trung ương, an thần, làm giảm tần suất và mức độ các cơn co cứng, co giật, giúp người bệnh động kinh sớm hồi phục và hòa nhập với cộng đồng.

Thùy Trang H+ 

Thực phẩm chức năng cốm Egaruta – Giải pháp mới hỗ trợ điều trị bệnh động kinh
Thành phần: Gaba, An tức hương, Câu đằng, Taurin, Magne
Công dụng:
- Dùng kết hợp điều trị và phục hồi khả năng vận động của cơ thể sau cơn động kinh
- Phòng ngừa và hỗ trợ giảm tần suất, mức độ các cơn co cứng, co giật
- Giúp giảm các triệu chứng rối loạn tâm thần, rối loạn cảm giác kèm theo các cơn động kinh.
XNQC: 856/2015/XNQC-ATTP
**Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
**Thông tin về sản phẩm do nhà phân phối/tiếp thị cung cấp và chịu trách nhiệm.
Liên hệ để được tư vấn: 04.3775.9051


Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Thần kinh