Không lên cơn co giật có được ngừng uống thuốc chống động kinh?

Cha mẹ trẻ động kinh không được tự ý cho trẻ dừng thuốc

Mắc bệnh động kinh có thể dùng thực phẩm chức năng không?

Trầm cảm và động kinh: Chỉ cách... 1 bước chân

Điều trị động kinh: Cần nhất là phát hiện bệnh sớm

Động kinh có chữa khỏi được không?

PGS.TS Lê Đức Hinh – Chủ tịch Hội Thần kinh học Việt Nam, cho biết:

Chào bạn!

Cháu bạn đã uống thuốc chống động kinh và dừng lại khi không có cơn co giật, điều này có thể khiến động kinh của bé tái phát. Khi bệnh nhân động kinh không bị lên cơn co giật thì vẫn phải duy trì thuốc điều trị ít nhất hai năm sau đó.

Bệnh động kinh có thể kéo dài theo thời gian tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Bệnh nhân bị động kinh do chấn thương sọ não thường khó điều trị hơn động kinh do các nguyên nhân khác. 

Cháu bạn cần uống đủ liều và liên tục trong thời gian mà bác sỹ chỉ định. Không được dừng bỏ thuốc, thậm chí chỉ là một lần bỏ uống thuốc trong ngày cũng không được, vì bỏ một lần không uống vì bất kỳ lý do gì đều có thể làm giảm nồng độ dưới ngưỡng tác dụng điều trị của thuốc. Và bệnh động kinh có nguy cơ bị tái phát với mức độ nặng hơn, cơn mau hơn nếu bỏ thuốc như vậy.

Việc ngừng dùng thuốc chống động kinh phải do thầy thuốc chuyên khoa cân nhắc và quyết định. Việc ngừng dùng thuốc chống động kinh cần được tiến hành từ từ bằng cách giảm dần liều điều trị. Nếu ngừng thuốc đột ngột sẽ gây động kinh tái diễn, động kinh xuất hiện nhiều hơn và cả động kinh kháng thuốc. Thời gian giảm liều kéo dài trong khoảng 3 - 6 tháng. Trong thời gian giảm liều mà có cơn động kinh xuất hiện thì lại phải tiếp tục điều trị động kinh trong tối thiểu 2 năm tiếp theo tính từ thời điểm dùng lại thuốc này. Như vậy, có khi người bệnh phải dùng thuốc kéo dài cho đến hết cả cuộc đời.

Bên cạnh việc dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sỹ kê đơn, bạn có thể lựa chọn sản phẩm thực phẩm chức năng giúp làm giảm các chứng co giật, co cứng chân tay hoặc toàn thân. Các sản phẩm thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị bệnh động kinh được kết hợp từ một số thảo dược như An tức hương, Câu đằng (những vị thuốc đầu tay trong y học cổ truyền có tác dụng an thần, chống co giật ở trẻ em rất hiệu quả) kết hợp với các hoạt chất của y học hiện đại như Gaba, Taurine, Mange clorua... giúp tác động trực tiếp đến các tế bào thần kinh để làm giảm mức độ và tần suất các cơn động kinh. 

Chúc cháu bạn mau khỏi bệnh!

Mộc Miên H+

 

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Thần kinh