Thoát vị rốn là một dị tật khá phổ biến ở trẻ nhỏ
Đừng chủ quan khi trẻ bị lồi rốn
Bé bị thoát vị rốn có nhất thiết phải phẫu thuật không?
Đừng chủ quan khi trẻ bị lồi rốn
Đau rốn khi mang thai có nguy hiểm tới cả mẹ và con?
Bác sỹ Nhi khoa Alan Greene - người sáng lập trang web Dr.Greene.com, trả lời:
Chào bạn!
Dây rốn là bộ phận nối thai nhi với nhau thai, làm nhiệm vụ truyền chất dinh dưỡng và máu đến thai nhi. Khi còn trong bụng mẹ, dây rốn có nhiệm vụ đưa chất dinh dưỡng tới nuôi bé. Dây rốn sẽ được cắt sau khi bé chào đời và trong vòng 1 - 2 tuần sau khi sinh, cuống rốn sẽ khô lại và rụng đi tạo thành rốn ở trẻ. Khi vết thương ở rốn lành, lỗ ở thành bụng đi qua rốn sẽ tự động đóng lại, ở một số trẻ, cơ bụng không đóng kín và gây ra thoát vị rốn.
Thoát vị rốn xảy ra khi một phần ruột nhô ra qua lỗ rốn khi tăng áp lực trong ổ bụng. Thoát vị rốn có thể to hơn khi trẻ cười, ho, khóc hoặc đi vệ sinh và xẹp lại khi trẻ thư giãn hoặc nằm xuống. Thoát vị rốn khá phổ biến ở trẻ nhỏ (10% trẻ em bị thoát vị rốn).
Không phải trường hợp nào trẻ bị thoát vị rốn cũng cần phẫu thuật. Hầu hết trường hợp thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh đều tự khỏi khi trẻ lên 1 hoặc 2 tuổi. Xưa kia, một số người chữa thoát vị rốn bằng cách ấn nhẹ đồng xu xuống chỗ rốn bị lồi, tuy nhiên bạn không nên áp dụng phương pháp này vì nó có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Biện pháp phẫu thuật thoát vị rốn ở trẻ em chỉ được áp dụng đối với trẻ sơ sinh bị thoát vị lớn, kích thước lớn hơn 2cm và khiến trẻ bị đau; Thoát vị rốn không biến mất đến khi trẻ 4 tuổi; Dây rốn bị mắc kẹt hoặc chặn đường ruột... Do vậy, khi con bạn bị thoát vị rốn bạn đừng quá lo lắng vì các phẫu thuật này khá đơn giản và bệnh ít có khả năng tái phát. Trong khi phẫu thuật, bác sỹ sẽ rạch một đường nhỏ ở rốn và đẩy các mô đệm thoát vị trở lại khoang bụng và khâu kín vùng hở ở thành bụng.
Khi trẻ bị thoát vị rốn, nếu quan sát thấy con có các dấu hiệu như khóc to, tỏ ra đau đớn, vùng da trên khối thoát vị trở nên sưng nề và đỏ, bụng to tròn hơn, sốt cao, buồn nôn, khó đi hoặc hoặc hoàn toàn không đi ngoài, xuất hiện máu trong phân thì cần đưa trẻ đến ngay các cơ quan y tế để thăm khám và xử lý kịp thời.
Chúc bạn và gia đình sức khỏe!
Tiến sỹ Alan Greene là bác sỹ nhi khoa nổi tiếng của Mỹ. Ông là người sáng lập trang web DrGreene.com. Theo AMA, trang DrGreene.com của ông là trang web bác sỹ đầu tiên trên Internet.
- DrGreen.com đã nhận được giải thưởng hàng đầu của Viện Cải tiến Y tế Mỹ (Health Improvement Institute) cho trang web y tế tốt nhất trên Internet. Trên trang web của mình, Tiến sỹ Greene trả lời các câu hỏi dành cho trẻ em do độc giả từ khắp nơi trên thế giới gửi đến. DrGreene.com hiện nhận được hơn hai triệu lượt truy cập mỗi tháng từ các bậc phụ huynh, chuyên gia y tế và sinh viên y khoa.
Tiến sỹ Alan Greene cũng là tác giả của nhiều cuốn sách như: Feeding Baby Green, Raising Baby Green, From First Kicks to First Steps, The Parent’s Complete Guide to Ear Infections
Bình luận của bạn