Thoát vị rốn là một dị tật khá bổ biến ở trẻ nhỏ
Bé trai phải mang khối thoát vị vùng rốn khổng lồ trong suốt 5 năm
Phương pháp mới điều trị thoát vị bẹn
Cứu sống bé 15 ngày tuổi bị khối u thoát vị não
Bé trai phải mang khối thoát vị vùng rốn khổng lồ trong suốt 5 năm
BS Trần Thu Thủy - Bệnh viện Nhi Trung ương, cho biết
Chào bạn!
Thoát vị rốn xảy ra khi nội tạng trong ổ bụng chui ra ngoài, tạo thành một khối lồi tại vùng rốn. Khối thoát vị có thể chứa dịch, một phần nội tạng (ruột hoặc các bộ phận khác từ ổ bụng). Thoát vị rốn thường gặp ở trẻ sơ sinh đặc biệt là những trẻ sinh thiếu tháng.
Trong một số trường hợp cụ thể, trẻ cần được phẫu thuật. Nếu như đường kính của lỗ thoát vị rốn bé hơn 2cm thì chúng sẽ tự liền lại mà không cần phẫu thuật. Nếu đường kính lỗ thoát vị rốn lớn hơn 2cm và tăng kích thước khi trẻ lớn lên thì cha mẹ cần theo dõi sát để có đưa trẻ đến bệnh viện điều trị kịp thời. Điều trị bằng phẫu thuật sẽ được áp dụng trong một số trường hợp sau: Khối thoát vị rốn nghẹt (tức là ruột đã chui hẳn vào lỗ thoát vị gây bị tắc ruột); Khối thoát vị rốn vẫn còn sau khi bé lớn lên; Trong trường hợp khối thoát vị rốn rất to thì cần can thiệp ngay sau sinh.
Khi bé bị thoát vị rốn, bạn cần chú ý chăm sóc bé như sau:
- Hạn chế không cho trẻ chạy nhảy chơi đùa quá mức làm tăng đột ngột áp lực trong ổ bụng làm khối phồng lớn dần.
- Tăng cường cho ăn thức ăn có nhiều xơ, rau củ quả để hạn chế trẻ bị táo bón, vì táo bón có thể khiến trẻ rặn làm tăng hiện tượng thoát vị.
- Nếu thấy khối phồng cạnh rốn to đột biến, cứng chắc, sờ vào đau, cho trẻ nằm ngửa ấn không mất, kèm theo đau bụng và nôn thì có thể trẻ bị thoát vị nghẹt. Trong trường hợp này bạn cần phải cho bé đến bệnh viện ngay để phẫu thuật thoát vị nghẹt.
Bé nhà bạn đã được xác định là bị thoát vị rốn, tốt nhất lúc này bạn nên đưa bé đến bệnh viện để khám lại. Bác sỹ sẽ xác định phương pháp điều trị thoát vị rốn phù hợp dựa vào tình trạng của bé hiện nay.
Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!
Bình luận của bạn