Mây núi đại ngàn khu vực Puxailaileng (ảnh: internet)
5 cách để tăng cường sức khỏe của bạn với trà xanh
Ngày xuân nói chuyện thưởng trà
6 lý do giải thích tại sao bạn nên uống trà thường xuyên
Uống trà thải độc có thực sự hiệu quả?
Khu vực quần thể núi phía Tây Nghệ An - Puxailaileng - thuộc Trường Sơn Bắc, nằm trên 192km đường biên giới Việt – Lào. Đây cũng là nơi có đỉnh cao nhất của toàn dãy Trường Sơn (được ví như xương sống của toàn bán đảo Đông Dương) thuộc huyện Kỳ Sơn, Nghệ An với tên gọi là Puxailaileng, chiều cao lên đến 2711m so với mặt nước biển. Thổ nhưỡng nơi đây vô cùng đặc biệt, núi có cấu tạo granite xuyên lên trầm tích cổ sinh hạ.
Người dân bản địa nơi đây gọi nó là ngọi núi thiêng huyền bí ngự trên đỉnh đó là nhà trời. Puxailaileng được dịch ra là lang thang đi đâu cũng thấy vì quá cao quá hùng vỹ. Quần thể với nhiều dãy núi khác nhau cao từ 1000, 2000, gần 3000m so với mặt nước biển, nằm đan xen với những hệ thống sông suối chằng chịt như sông Cả, Nặm Sơn, Nặm Mộ, suối Khe Nằn, Khe Chảo, Huổi Pà, Ca Nhăn và hàng chục nghìn hecta rừng nguyên sinh, có nhiều nơi con người chưa từng đặt chân đến.
Không khí nơi đây gần như sạch tuyệt đối nhưng khí hậu lại vô cùng kì lạ và khắc nghiệt. Vùng này quanh năm mây mù bao phủ, người đi cách nhau vài mét không nhìn rõ mặt, đông người thì phải xếp hàng cùng đi, khó khăn lắm mới có thể thấy ánh mặt trời trên đỉnh cực Tây.
Mùa Đông nơi đây từng có tuyết rơi đóng băng dài ngày. Trong ngày, nhiệt độ tại đỉnh Puxailaileng chênh lệch bất thường, trưa nóng như thiêu đốt chiều mưa giông sấm sét, tối đêm lạnh tê buốt chân tay, về sáng lạnh thấu xương cắt da cắt thịt.
Người trong bản kể rằng do độ cao, nhiệt độ và áp suất trên núi thì có thể làm nước nóng tới 80 độ, đun nước không thể sôi, nấu cơm không thể chín. Điều kiện khí hậu thổ nhưỡng đặc biệt như vậy nên nơi đây cũng từng tồn tại hơn 700 loài cây dược liệu quý hiếm, thực vật bậc cao được ví như “ kho báu trái đất trời ban”. Những người Trưởng bản kể lại rằng buôn làng họ hàng trăm năm nay chỉ lên rừng lấy thuốc chữa bệnh. Thời kỳ Pháp thuộc đã từng có nhóm nhà khoa học người Pháp đến đây lập trung tâm nghiên cứu về dược liệu.
Hiện nay có khoảng 270 loài dược liệu quý hiếm nằm trong danh sách cần được bảo tồn, đặc biệt là cây trà TUYẾT SHAN CỔ THỤ.
Trên những vách núi đá treo leo hùng vỹ, cây trà tuyết shan cổ thụ mọc tự nhiên không biết có tự bao giờ, có những cây trà cổ thụ cao 25-30m, gốc to đến nỗi ba vòng tay người ôm không xuể, cành tán xum xuê hơn chục người trèo lên hái trà cùng một lúc. Có những cây gần bản làng cao hơn 8-15m, gốc to bằng một vòng tay người ôm, những người già làng kể lại từ hồi bé đã nghe cụ nội kể cây trà đã ở đây khi cụ sinh ra rồi, chắc phải gần 300 năm.
ĐÓN ĐỌC KỲ 2: Trà tuyết shan Puxailaileng: Món quà quý với nhiều công dụng cho sức khỏe!
Bình luận của bạn