Trẻ bị viêm màng bồ đào điều trị thế nào?

Viêm màng bồ đào ở trẻ dễ nhầm với đau mắt đỏ

Viêm màng bồ đào cực kỳ nguy hiểm cho mắt?

Trẻ thường xuyên chảy nước mắt: Coi chừng mắc bệnh tăng nhãn áp

Tăng nhãn áp có điều trị khỏi được không?

Ðau mắt đỏ có nên xông lá trầu?

Chào bạn!

Viêm màng bồ đào là một bệnh mắt thường gặp và có thể dẫn đến mù lòa nếu như không được chẩn đoán sớm và điều trị đúng. Dấu hiệu bệnh là đau nhức mắt, đỏ mắt, sợ ánh sáng, chảy nước mắt, nhìn mờ hay ruồi bay... ở các mức độ khác nhau.

Viêm màng bồ đào có thể gặp ở bất cứ lứa tuổi nào, ở mọi chủng tộc. Tỷ lệ viêm màng bồ đào ở trẻ em dưới 16 tuổi chiếm 5 - 10% các trường hợp viêm màng bồ đào. Nguyên nhân gây viêm màng bồ đào có thể do nhiễm trùng bởi một chấn thương mắt hoặc có thể do một bệnh tự miễn khác gây nên.

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị viêm màng bồ đào: Đau mắt hoặc đỏ mắt, chói mắt khi gặp ánh sáng, nhìn mờ, 2 mắt nhìn lệch hướng. Khi phát hiện thấy con có các dấu hiệu trên nên đưa trẻ đi kiểm tra mắt ngay.

Trẻ bị viêm màng bồ đào sẽ được điều trị bằng thuốc nhỏ, uống hoặc đôi khi phải kết hợp cả 2 phương pháp. Trẻ sẽ được dùng thuốc ức chế tình trạng viêm và sửa chữa hệ thống miễn dịch và dùng trong thời gian dài. Trong thời gian dùng thuốc, bạn nên cho trẻ tái khám định kỳ để giảm liều thuốc cho đúng, giảm nguy cơ bệnh tái phát.

Trong những trường hợp nặng có thể phải phẫu thuật. Cháu đã được khám phát hiện bệnh thì gia đình nên điều trị theo đúng chỉ định của bác sỹ, tránh những biến chứng đáng tiếc.

Chúc bạn và gia đình sức khỏe!

ThS. BS Mai Đăng Tâm - Khoa Mắt Nhi, Bệnh viện Mắt TP.HCM

Thanh Tú H+ (Thực hiện)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị