Ảnh minh họa
Thấy con trai đã được 3 tuổi mà vẫn chậm nói, hát và phát âm không rõ ràng. Nhiều khi thấy bé thường chơi và nói chuyện một mình làm chị T.T.Ngân (Sóc Sơn, Hà Nội) rất lo lắng và sợ con mắc phải chứng tự kỷ. Chị Ngân mang con đi khám và đem những thắc mắc về tính trạng của con mình hỏi các bác sỹ chuyên khoa. “Sau khi thăm khám các bác sỹ kết luận con trai tôi có dấu hiệu tự kỷ nhẹ và nếu được điều trị, chăm sóc đúng cách cháu sẽ phát triển bình thường”, chị Ngân chia sẻ thêm.
Theo bác sỹ Nguyễn Quốc Văn (Trưởng đơn vị Tự kỷ - Bại não, Bệnh viện Châm cứu Trung ương), y học hiện đại cho rằng yếu tố di truyền là nguyên nhân quan trọng nhất trong rối loạn phổ tự kỷ (trên gene yếu), chiếm trên 90% các trường hợp. Ngoài ra, còn do các yếu tố như: môi trường, sự nhiễm trùng virus, nhân tố quái thai, tác hại của pyrethin đối với phụ nữ có thai, sự thiếu hụt tyroxin, sự căng thẳng của người mẹ trong tuần 8 - 12 của thời kỳ thai nghén…
Trong Đông y, hội chứng tự kỷ được quy về chứng “ngũ trì”, bao gồm: 1 - chậm phát triển vận động (tinh và thô); 2 - chậm phát triển ngôn ngữ; 3 - chậm phát triển trí tuệ; 4 - giao tiếp xã hội kém; 5 - rối loạn hành vi... Trẻ được xác định tự kỷ khi có dấu hiệu của 3 trong 5 triệu chứng này trở nên. Nguyên nhân hội chứng tự kỷ là do “khí tiên thiên bất túc” (nghĩa là khí do bố mẹ cho không được đầy đủ) nên làm ảnh hưởng đến chức năng của lục phủ ngũ tạng, từ đó, ảnh hưởng tới công năng các tạng phủ và dẫn tới bị bệnh).
Theo bác sỹ Nguyễn Thị Kiểm (Tổng đài Tư vấn sức khỏe cộng đồng): “Những biểu hiện như trẻ không hòa đồng với mọi người, chậm nói, chậm phát triển trí tuệ… đều là những biểu hiện của trẻ tự kỷ. Với những trẻ có biểu hiện nặng, cha mẹ cần đưa bé đến các cơ sở chuyên khoa để được thăm khám và điều trị đúng cách. Và việc điều trị cho trẻ tự kỷ cần rất nhiều thời gian nên cha mẹ phải kiên trì”. Với trường hợp bệnh nhẹ như con chị Ngân, bác sỹ Kiểm cho rằng, “chỉ cần cha mẹ biết cách chăm sóc, hướng dẫn, dạy dỗ thì trẻ sẽ phát triển bình thường và hòa nhập với bạn bè khi đi học”.
Để con mau chóng khỏi bệnh “chị Ngân nên cho con đến học ở những lớp đặc biệt dành cho trẻ tự kỷ để các cô giáo có kinh nghiệm dạy cho bé. Ngoài ra, chị và mọi người trong gia đình cũng cần phải học cách chăm sóc, dạy dỗ cho trẻ tự kỷ để tự dạy bé khi ở nhà. Nên dạy bé càng sớm càng tốt vì nếu để lâu khả năng phục hồi với bé càng khó”.
Bên cạnh việc chăm sóc và dạy dỗ trẻ, cha mẹ có thể cho bé dùng thêm sản phẩm TPCN Vương Não Kiện. Đây là sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên nên hầu như không gây hại đến sức khỏe của bé. Sản phẩm có tác dụng làm hoạt huyết, tăng cường vi chất và năng lượng cho não; giúp tăng cường khả năng làm việc, học tập, tăng tính tập trung và phản xạ cho trẻ. Cha mẹ cho bé dùng liên tục trong 3 tháng với liều 2 gói/ngày, chia 2 lần. Sau 3 tháng dùng sản phẩm nếu thấy trẻ có tiến triển tốt thì cho bé dùng tiếp 3 tháng nữa. Mỗi đợt dùng sản phẩm kéo dài từ 3 – 6 tháng, hết một đợt dùng sản phẩm có thể nghỉ 1 tháng rồi lại tiếp tục sử dụng sản phẩm. Đối với việc điều trị cho trẻ tự kỷ thì việc dùng thuốc, chăm sóc, dạy dỗ hay dùng các sản phẩm hỗ trợ cũng đều hỏi sự kiên trì lâu dài của cha mẹ.
Các dấu hiệu để nhận biết trẻ tự kỷ - Không biết cười lớn tiếng hoặc biểu hiện thích thú trước 6 tháng tuổi - Không chia sẻ qua lại với những âm thanh, nụ cười, nét mặt… ở lúc 9 tháng tuổi - Không biết bập bẹ (nói bập bẹ) lúc 12 tháng tuổi - Không biết nói từ đơn lúc 16 tháng tuổi - Không nói được cụm từ một cách tự nhiên lúc 24 tháng tuổi - Không chú ý đến lời nói của người khác lúc 24 tháng tuổi - Không nhìn vào mặt, mắt người khác lúc 24 tháng tuổi - Mất ngôn ngữ và kỹ năng xã hội ở bất kỳ tuổi nào - Quan tâm về xã hội: không biết cười, chơi một mình, giao tiếp bằng mắt kém, không hòa nhập - Thường lặp lại một số hành vi hoặc cử động cơ thể nhất định nào đó - Sự tập trung chú ý cực kỳ ngắn hoặc không có - Quan tâm về giao tiếp: không đáp ứng khi gọi tên, giống như bị điếc, không biết chỉ hoặc vẫy tay chào tạm biệt - Quan tâm hành vi: xuất hiện những cơn nổi dậy, tăng động, không hợp tác, chống đối, nhón gót, gắn bó khác thường với một đồ chơi nào đó, quá nhạy cảm với xúc giác và âm thanh, có những biểu hiện vận động ngón tay khác lạ hoặc cơ thể khác lạ. Nếu trẻ có 50% trong số các biểu hiện thì nên thăm khám ngay tại các cơ sở y tế chuyên môn (Nguồn: Bệnh viện Châm cứu Trung ương) |
Bình luận của bạn