Trẻ em thường hay bị nôn trớ khi uống thuốc
Những nguyên nhân gây ngộ độc thuốc ở trẻ em
Dấu hiệu trẻ bị ngộ độc thuốc và các nguyên tắc sơ cứu cần phải biết
9 điều Không, 4 điều Nên làm để phòng tránh ngộ độc thuốc ở trẻ
Bà bầu dùng paracetamol có thể tăng gấp đôi nguy cơ trẻ bị ADHD
Bác sỹ nhi khoa DR Paul - Người sáng lập và cựu giám đốc Trung tâm suyễn, Bệnh viện Nhi đồng Montreal, trả lời:
Chào bạn!
Nếu trẻ nôn trong vòng 20 phút sau khi uống acetaminophen và hầu hết các loại kháng sinh khác thì cha mẹ cần cho con uống lại vì thuốc có thể không được giữ lại trong cơ thể. Đối với các loại thuốc trị bệnh hen suyễn như theophyllines, một số loại thuốc điều trị tim mạch, thuốc ho và siro trị ho, bạn không nên cho trẻ dùng lại nếu bị nôn. Nguyên nhân là do các loại thuốc này xâm nhập vào máu nhanh, nếu bạn cho con uống thuốc lại thì nó có thể gây quá liều và khiến trẻ bị ngộ độc thuốc. Nếu con bạn đang dùng thuốc điều trị bệnh mạn tính cho con thì nên tham khảo ý kiến của bác sỹ về cách xử lý khi trẻ bị nôn trớ.
Trong trường hợp của con bạn, trẻ bị nôn trớ sau khi uống kháng sinh hoặc acetaminophen trong vòng 20 phút thì bạn nên cho con uống thuốc lại. Khi trẻ bị nôn, bạn cần đảm bảo để con không bị mất nước. Nếu trẻ nôn trớ thường xuyên khi uống thuốc, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sỹ xem con bạn có phải tiêm tĩnh mạch hay không.
Thông thường, trẻ em thường không uống thuốc vì nó có vị đắng. Để con chịu uống thuốc, bạn nên thử một số cách sau:
- Đối với các loại thuốc không cần kê toa, cha mẹ nên lựa chọn các loại thuốc dạng lỏng như siro, thuốc dạng viên ngậm có thể tan ngay trong miệng và có mùi vị dễ chịu. Không nên dùng thuốc dạng viên nén vì trẻ có thể bị hóc.
- Đối với các loại thuốc cần kê đơn, bạn nên trao đổi với bác sỹ về tần suất dùng thuốc. Con bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi uống thuốc một lần/một ngày thay vì ba hoặc bốn lần/một ngày.
- Để trẻ uống thuốc dễ hơn, bạn có thể nghiền nát thuốc và trộn với siro trái cây hoặc các thực phẩm có vị ngọt và cho trẻ uống. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sỹ trước khi áp dụng cách này vì không phải loại thuốc nào cũng có thể được dùng chung với thức ăn và nước trái cây.
- Nếu trẻ bị nôn sau khi uống thuốc, bạn cũng thể sử dụng thuốc đặt hậu môn đặc biệt là nhóm thuốc acetaminophen (thuốc giảm đau, hạ sốt)
Chúc bạn và gia đình sức khỏe!
Bình luận của bạn