- Chuyên đề:
- Kinh nghiệm nuôi con
Ngộ độc thuốc ở trẻ chủ yếu do sự thiếu hiểu biết và vô ý của người lớn
Trẻ ngộ độc vì thuốc nhỏ mũi
Tránh ngộ độc thuốc do quá liều
Thận trọng để tránh ngộ độc thuốc Đông y
Xử trí khi bị ngộ độc thuốc giảm đau, hạ sốt Paracetamol
Ngộ độc thuốc ở trẻ không phải là hiếm gặp. Hàng năm, tại các cơ sở y tế có rất nhiều trường hợp trẻ phải nhập viện cấp cứu vì ngộ độc các loại thuốc thông thường như thuốc ho, thuốc trị sổ mũi, thuốc chống nôn... Khi bị ngộ độc thuốc, trẻ thường bị dị ứng nặng, tổn thương gan, thận, thậm chí sốc phản vệ.
9 điều không nên làm để phòng tránh ngộ độc thuốc ở trẻ
1. Không tự chẩn đoán bệnh cho trẻ.
2. Không tự ý mua thuốc cho trẻ uống khi chưa được bác sỹ khám và kê đơn thuốc.
3. Không tự ý tăng hoặc giảm liều thuốc của trẻ khi thấy trẻ ốm nặng hơn hoặc đỡ ốm hơn.
4. Không dùng lại đơn thuốc cũ cho trẻ.
5. Không cho trẻ uống thuốc theo đơn thuốc của anh chị em ruột trong nhà.
6. Không để thuốc hoặc bất cứ hóa chất nào trong tầm tay của trẻ. Đồng thời, cha mẹ cũng không nên để thuốc hay hóa chất trong các chai nhựa, hộp kẹo, hộp bánh... bởi trẻ có thể nhầm tưởng thuốc chính là bánh kẹo và lấy ăn.
7. Không lấy các viên thuốc để cho trẻ chơi. Trẻ nhỏ thường thích nhặt các vật nhỏ bỏ vào miệng, rất có thể trẻ cũng ăn nhầm phải thuốc.
Để tránh ngộ độc thuốc, không nên lấy thuốc cho trẻ chơi
8. Không cho trẻ uống thuốc đã hết hạn sử dụng.
9. Không cho trẻ uống thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ, đặc biệt là các loại thuốc Đông y, thuốc Nam bán dạo...
4 điều nên làm để phòng tránh ngộ độc thuốc ở trẻ
1. Nên cho trẻ uống thuốc theo đúng thời gian, liều lượng mà bác sỹ kê đơn.
2. Nên bảo quản thuốc cẩn trọng, có nhãn ghi tên thuốc, loại bệnh, hạn sử dụng, tránh trường hợp dùng nhầm thuốc hoặc thuốc hỏng, quá hạn.
3. Nên có bảng nhắc nhở hàng ngày về việc uống thuốc của trẻ. Bảng nhắc nhở nên ghi đầy đủ: Tên trẻ, tuổi, cân nặng (vì liều thuốc chính xác nhất dựa theo cân nặng), thời gian uống thuốc, tên thuốc, liều thuốc, tên bệnh.
4. Nên có hộp/túi đựng thuốc (hoặc các loại thuốc nếu trẻ phải uống nhiều loại thuốc cùng lúc), ghi rõ thời gian uống bên ngoài hộp/túi. Điều này giúp ông bà hoặc người chăm sóc trẻ chỉ việc lấy thuốc trong hộp/túi cho trẻ uống, tránh trường hợp quên thuốc, sót thuốc hoặc uống nhầm thuốc.
Bình luận của bạn