Thực tế tại Việt Nam cho thấy, Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác có hiệu lực từ năm 2006, nhưng không thực sự hiệu quả, không được người dân chấp nhận. Sau 7 năm, số lượng hướng hiến xác, hiến tạng không nhiều. Trong 4 năm, Bệnh viện Việt Đức có 19 trường hợp bệnh nhân chết não hiến tạng. Bệnh viện Mắt TW, chỉ khoảng 100/700 bệnh nhân chờ ghép giác mạc được ghép.
Hiện, các ca ghép tim và gan chỉ được thực hiện tại Bệnh viện Việt Đức
Tuy nhiên, cũng có tình trạng, có tạng nhưng lại không có người ghép. Việc thành lập Trung tâm điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người từ đầu năm 2013 đã góp phần xây dựng cơ sở pháp lý hoạt động, lên danh sách chờ ghép và người hiến quốc gia. Hiện, Trung tâm điều phối hiến ghép tạng đang quản lý 300 người chờ ghép và hơn 70 người hiến tạng, đồng thời điều phối tạng và bệnh nhân chờ ghép tạng giữa các bệnh viện. Tuy nhiên, đối với những trường hợp ghép tim và ghép gan hiện chỉ được thực hiện tại bệnh viện Việt Đức. Vì vậy, khi có bệnh nhân ghép gan, tim và tạng sẽ phải chuyển bằng đường hàng không để thực hiện ghép tạng.
Tính từ ca ghép tạng đầu tiên được thực hiện từ năm 1992 đến nay, cả nước đã thực hiện được 900 trường hợp ghép thận, 36 trường hợp ghép gan và 7 trường hợp ghép tim.
Theo đánh giá của các chuyên gia trong lĩnh vực này, trình độ và kỹ thuật ghép tạng của Việt Nam đã ngang bằng với thế giới. Tại Bệnh viện Việt Đức, một ca ghép gan chỉ thực hiện trong 4 giờ và người ghép không bị mất máu. Tại Bệnh viện Mắt TW, từ tháng 10/2013 cũng đã thực hiện được 50 ca phẫu thuật ghép giác mạc nội mô DSAEK - là kỹ thuật ghép giác mạc tiên tiến nhất thế giới hiện nay. Cả nước hiện có 12 cơ sở đủ điều kiện để ghép tạng, tuy nhiên số lượng tạng hiến từ người cho sống và cho chết não rất hạn chế.
Nhiều kỹ thuật khó trong ghép tạng trên thế giới đã được ứng dụng tại Việt Nam khá thành công
Vấn đề chống buôn bán tạng phủ trong ghép tạng cũng được các đại biểu chia sẻ và bàn luận nhằm nêu cao nguyên tắc hiến tạng nhân đạo không vụ lợi, ngăn chặn buôn bán tạng dưới mọi hình thức, nâng cao nhận thức, ý thức hiến tạng nhân đạo trong cộng đồng.
Tuy nhiên, cũng có tình trạng, có tạng nhưng lại không có người ghép. Việc thành lập Trung tâm điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người từ đầu năm 2013 đã góp phần xây dựng cơ sở pháp lý hoạt động, lên danh sách chờ ghép và người hiến quốc gia. Hiện, Trung tâm điều phối hiến ghép tạng đang quản lý 300 người chờ ghép và hơn 70 người hiến tạng, đồng thời điều phối tạng và bệnh nhân chờ ghép tạng giữa các bệnh viện. Tuy nhiên, đối với những trường hợp ghép tim và ghép gan hiện chỉ được thực hiện tại bệnh viện Việt Đức. Vì vậy, khi có bệnh nhân ghép gan, tim và tạng sẽ phải chuyển bằng đường hàng không để thực hiện ghép tạng.
Tính từ ca ghép tạng đầu tiên được thực hiện từ năm 1992 đến nay, cả nước đã thực hiện được 900 trường hợp ghép thận, 36 trường hợp ghép gan và 7 trường hợp ghép tim.
Theo đánh giá của các chuyên gia trong lĩnh vực này, trình độ và kỹ thuật ghép tạng của Việt Nam đã ngang bằng với thế giới. Tại Bệnh viện Việt Đức, một ca ghép gan chỉ thực hiện trong 4 giờ và người ghép không bị mất máu. Tại Bệnh viện Mắt TW, từ tháng 10/2013 cũng đã thực hiện được 50 ca phẫu thuật ghép giác mạc nội mô DSAEK - là kỹ thuật ghép giác mạc tiên tiến nhất thế giới hiện nay. Cả nước hiện có 12 cơ sở đủ điều kiện để ghép tạng, tuy nhiên số lượng tạng hiến từ người cho sống và cho chết não rất hạn chế.
Nhiều kỹ thuật khó trong ghép tạng trên thế giới đã được ứng dụng tại Việt Nam khá thành công
Vấn đề chống buôn bán tạng phủ trong ghép tạng cũng được các đại biểu chia sẻ và bàn luận nhằm nêu cao nguyên tắc hiến tạng nhân đạo không vụ lợi, ngăn chặn buôn bán tạng dưới mọi hình thức, nâng cao nhận thức, ý thức hiến tạng nhân đạo trong cộng đồng.
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin
Bình luận của bạn