- Chuyên đề:
- Bà bầu và trẻ sơ sinh
Từ trong bụng mẹ, em bé đã uống "sữa"
Trẻ được bú mẹ sẽ thông minh và giàu có hơn
Bú sữa mẹ giúp não bộ trẻ phát triển hơn
Mỗi ngày, hơn 5 phụ nữ Việt chết vì ung thư cổ tử cung
Aspirin làm giảm nguy cơ ung thư cổ tử cung
Theo các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Manchester (Anh), trong các tháng đầu tiên của thai kỳ, cơ thể của bà bầu tiết ra các chất dinh dưỡng tạo thành "sữa tử cung" dành cho thai nhi. Họ đặt tên cho loại sữa này là "histiotrophe".
Sữa histiotrophe cung cấp năng lượng và các khối xây dựng sinh hóa cần thiết để thai nhi phát triển trong 11 tuần đầu tiên. Trong thời gian này, phôi thai quá nhỏ nên chưa thể kết nối với dây rốn và nhận các chất dinh dưỡng từ máu của người mẹ. Thay vào đó, các tuyến ở thành tử cung sản sinh ra một chất đường gọi là glycogen và các mảnh protein đường. Tất cả chúng sẽ được thấm hút vào nhau thai và sau đó được phôi sử dụng để lớn lên.
TS. Carolyn Jones, một trong các tác giả nghiên cứu cho biết khám phá mới này có thể giúp cải thiện các phương pháp hỗ trợ sinh sản, chẳng hạn như thụ tinh trong ống nghiệm (IVF), thông qua việc điều chỉnh cách lưu trữ trứng đã thụ tinh trước khi cấy ghép.
Các giai đoạn phát triển phôi thai, có thể thấy đến tận sau tuần thứ 10, thai nhi mới có thể tiếp cận được với nguồn dinh dưỡng từ máu mẹ thông qua dây rốn
TS. Jones cho biết thêm: "Thai nhi không thể nhận được nguồn dinh dưỡng từ máu của người mẹ cho đến tuần thứ 11. Do đó, trong giai đoạn này, phôi thai tí hon được nuôi dưỡng nhờ các chất tiết ra từ tử cung. Chúng tôi hiện vẫn chưa rõ chế độ dinh dưỡng của người mẹ ảnh hưởng tới các chất tiết tử cung trong thai kỳ như thế nào".
Trong một nghiên cứu khác, TS. Jones phát hiện ra rằng có một "mật mã" ảnh hưởng tới sự gắn kết của phôi thai với tử cung của người mẹ. Mật mã này được hình thành từ các loại đường trên bề mặt của các tế bào phôi thai và tử cung. Mỗi loài sinh vật có một mật mã riêng và nó phải tương thích hoàn hảo để phục vụ việc mang thai thành công. Hiện tượng sảy thai có thể bắt nguồn từ sự không tương thích đầy đủ.
Theo Giáo sư John Aplin - chuyên gia sinh sản thuộc Đại học Manchester, một thành viên của nhóm nghiên cứu, các thay đổi trong chế độ ăn của người mẹ hoặc các yếu tố khác, chẳng hạn như hút thuốc cũng có thể tác động đến sự tích tụ các chất dinh dưỡng ở thành tử cung. Điều đó rốt cuộc có thể kích hoạt các điều kiện nhất định trong phôi thai, ảnh hưởng đến nguy cơ mắc chứng béo phì hay đái tháo đường của trẻ về sau trong đời.
Các kết quả nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Placenta.
Bình luận của bạn