Cụ thể năm 2011, tỷ lệ tiêm vắc xin viêm gan B mũi sơ sinh trên cả nước đạt 55%. Năm 2012 tỷ lệ này tăng mạnh lên 75% nhưng đến năm 2013 lại giảm xuống còn 56%. Tính từ đầu năm 2014 đến nay, tỷ lệ trẻ được tiêmvắc xin này trên cả nước đã xuống thấp đến mức kỷ lục, chỉ còn khoảng 20%.
Nguyên nhân dẫn
đến sự sụt giảm tỷ lệ trẻ tiêm vắc xin viêm gan B mũi sơ sinh là do tâm lý người
dân có phần hoang mang, lo lắng sau khi xảy ra vụ việc 3 trẻ sơ sinh tử vong
sau khi tiêm vắc xin viêm gan B tại Bệnh viện Đa khoa, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng
Trị vào tháng 7/2013.Mặc dù đến nay, nguyên nhân khiến 3 trẻ tử vong nói
trên đã được xác định chính thức không phải do vắc xinmà do sơ suất của
nhân viên y tế tiêm nhầm loại vắc xin cho trẻ.
Theo GS.TS. Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương - Chủ
nhiệm Chương trình Tiêm chủng mở rộng Quốc gia, vài năm gần đây, số trẻ được
tiêm vaccine viêm gan B mũi sơ sinh (tiêm ngay 24 giờ đầu sau sinh) ở nước ta
khoảng 55-60%, thế nhưng từ đầu năm 2014 đến nay, tỷ lệ này giảm mạnh.
GS.TS.
Nguyễn Trần Hiển cho rằng, với tỷ lệ tiêm chủng thấp như vậy khó có thể giúp khống
chế được tình trạng nhiễm virus viêm gan B ở trẻ em, kéo theo đó tỷ lệ xơ gan,
ung thư gan chắc chắn sẽ tiếp tục tăng lên trong thời gian tới.
Ảnh minh họa
Tuy nhiên, GS.Nguyễn Trần Hiển nhấn mạnh, việc tiêm vắc xin phải được thực hiện trước khi mùa dịch xảy ra, chứ không phải có dịch mới đi tiêm. Mặt khác, người dân cũng hoàn toàn có thể tin tưởng vào các vắc xinmiễn phí trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia chứ không nhất thiết phải tiêm dịch vụ. Thực tế cho thấy, chất lượng của 11 vắc xinnằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia ở nước ta hiện nay hoàn toàn đảm bảo, thậm chí không hề thua kém gì so với chất lượng các vắc xin dịch vụ cùng loại.
Bình luận của bạn